Các chính sách tạo việclàm cholao động nông thôn của Việt Nam

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 47 - 54)

5. Những đóng góp mới của luận án

1.2.2. Các chính sách tạo việclàm cholao động nông thôn của Việt Nam

Quan điểm của Đảng

"Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…". Muốn vậy phải rất coi trọng "tăng cường" "nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ…” (Ban chấp hành Trung ương, 2009).

Theo đó, phải "chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá". "Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo… Phát huy nhân tố con người" cụ thể hơn Đại hội nhấn mạnh "Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói, giảm hộ nghèo…” và "Bằng nhiều giải pháp, tạo nhiều việc làm mới tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề các cơ sở, sản xuất dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động khôi phục phát triển các làng nghề, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên và đào tạo lao động có nghề. Tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động…" (Ban chấp hành Trung ương, 2009).

Quan điểm giải quyết vấn đề trên là phải tạo lập, phát triển và sớm hoàn thiện thị trường lao động. Văn kiện Đại hội IX nhấn mạnh "Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra giám sát của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức, có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ đào tạo lại, học nghề mới.

Để tạo được nhiều việc làm, Đảng ta chủ trương "giải phóng lực lượng sản xuất" và "thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần" các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển lực lượng sản xuất, tạo nhiều chỗ làm việc, tăng thu nhập cho người lao động. Cụ thể: Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đưa nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp lên một trình độ phát triển mới. Đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông

nghiệp, các làng nghề, nhằm chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới ngay trên địa bàn các vùng nông thôn. Phát triển lĩnh vực công nghệ cao, tập trung vào những ngành nghề sử dụng nhiều lao động - tạo nhiều việc làm. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, các hình thức tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở đô thị,…thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn.

Chính sách phát triển sản xuất và tạo việc làm, Đảng và Nhà nước quan tâm đến đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế cụ thể:

- Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển;

- Phát triển thị trường vốn và tiền tệ nhất là thị trường vốn trung hạn và dài hạn. Giải phóng và phát triển các nguồn lực tài chính, tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư, kết hợp chặt chẽ các công cụ kế hoạch hoá với các chính sách kinh tế, tài chính để định hướng và khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Đối với các công cụ tài chính thì Nhà nước chủ trương "Đa dạng hoá các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư nhằm động viên các nguồn lực" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001).

- Cải cách hệ thống thuế cho phù hợp theo hướng áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt thành phần kinh tế khác nhau, trong nước hay ngoài nước;

- Đổi mới các chính sách tài trợ giải quyết việc làm, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ kết hợp tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh, thu hút vốn đầu tư, công nghệ từ bên ngoài;

- Tăng ngân sách chi tiêu cho giáo dục, đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế; Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội. Khuyến khích phát triển hệ thống các trường, lớp dạy nghề tư thục.

Theo tác giả Trần Việt Tiến (2012), chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Chính sách việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các chính sách chung, có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao động của toàn xã hội, như: chính sách khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, chính sách tạo việc làm cho đối tượng đặc biệt (người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội…), chính sách hợp tác và xuất khẩu lao động đi nước ngoài.

* Chính sách việc làm bao gồm: Chính sách việc làm chủ động và chính sách việc làm thụ động.

- Chính sách việc làm thụ động: Là chính sách nhằm hỗ trợ cho những người thất nghiệp bằng cách giúp họ tạm thời không bị mất thu nhập và giảm mức tiêu thụ hoặc bằng cách tạo điều kiện cho họ kiếm được việc làm khác.

Đặc điểm của chính sách việc làm thụ động: nhằm giải quyết hậu quả của thất nghiệp, chứ không phải giải quyết gốc rễ của vấn đề.

* Chính sách việc làm chủ động: Là chính sách nhằm mục đích tạo điều kiện cho người thất nghiệp tái hoà nhập vào thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Nội dung của chính sách này gồm: Các hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm; Các chương trình đào tạo dành cho nhóm những người thất nghiệp khác nhau; Hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ phát triển; Trực tiếp tạo việc làm tạm thời (Nguyễn Minh Phương, 2011).

Chính sách hỗ trợ tạo việc làm - Luật việc làm 2013

Chính sách tạo việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã

hội. Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen (1995) đã từng coi mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển xã hội của các nước trên thế giới.

Tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một trong những mục tiêu vĩ mô mà Đảng, nhà nước ta luôn cụ thể hóa đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm. Chương II, Luật Việc làm được ban hành năm 2013 đã quy định về các chính sách hỗ trợ tạo việc làm bao gồm: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm; Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với lao động khu vực nông thôn; Chính sách việc làm công; Các chính sách hỗ trợ khác.

Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm, Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác. Trong đó, nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm: Ngân sách nhà nước; Nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Các nguồn hợp pháp khác. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh; Người lao động. Các đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn là: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. Bên cạnh đó, căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước sử dụng các nguồn tín dụng khác để cho vay ưu đãi nhằm thực hiện các chính sách gián tiếp hỗ trợ tạo việc làm (Quốc hội, 2013).

Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với lao động khu vực nông thôn, căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây: Hỗ trợ học nghề; Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề; Giới thiệu việc làm miễn phí; Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của

Luật Việc làm. Bên cạnh đó, người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động sau đây: Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật Việc làm; Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm; Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế (Quốc hội, 2013).

Chính sách việc làm công, chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã, bao gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp; Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng; Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biến đổi khí hậu; Các dự án, hoạt động khác phục vụ cộng đồng tại địa phương. Các dự án, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 18 khi thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu tham dự thầu đề xuất phương án sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Việc làm. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm công.Người lao động được tham gia chính sách việc làm công khi có đủ các điều kiện sau đây: Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động; Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công. Đặc biệt, khi đủ điều kiện tham gia dịch vụ việc làm công, người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công (Quốc hội, 2013).

Các chính sách hỗ trợ khác, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ: Học

nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động; Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động; Vay vốn với lãi suất ưu đãi. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây: Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên; Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp. Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động: Thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động; Hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động; Đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm; Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.

Cơ chế, chính sách của Nhà nước, của địa phương và các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến tạo việc làm cho người lao động. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia, địa phương sẽ đề ra những chính sách cụ thể, hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, mở rộng hoặc thu hẹp các lĩnh vực, ngành nghề, tạo môi trường để người chủ sử dụng lao động và người lao động gặp nhau. Chính sách và cơ chế của nhà nước cũng trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích các chủ sử dụng lao động thu hút lao động đặc thù hay sa thải họ.

Chính sách quốc gia về việc làm như: chính sách tạo việc làm cho người lao động thông qua quỹ quốc gia giải quyết việc làm; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động thông qua tín dụng, thuế,…; các chính sách phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm, chính sách khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, chính sách xuất khẩu lao động, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm;… đã và đang tạo được việc làm cho người lao động (Quốc hội, 2013).

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w