5. Những đóng góp mới của luận án
4.3.2. Giải pháp về vốn
Hàng năm, thành phố cần trích từ 1 – 1,5% tổng thu ngân sách lập quỹ hỗ trợ dạy nghề giải quyết việc làm, đặc biệt là phải xác định mức đóng góp của các doanh nghiệp, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước theo phương châm xã hội hóa công tác dạy nghề.
Có các chính sách để thể huy động các nguồn vốn cho đào tạo như: vốn ngân sách cấp, vốn do các doanh nghiệp sử dụng đất của dân phải nộp, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động sau đào tạo phải nộp; cuối cùng mới tính đến học phí của học sinh. Như vậy sẽ giảm nhẹ sự đóng góp của người học, mới thu hút được học sinh.
4.3.3. Tăng cường hoạt động đào tạo nghề cho người lao động
Thành phố cần xác định phương hướng của hoạt động đào tạo nghề là theo nhu cầu của lao động tại từng địa phương (huyện/thị xã), có kết nối với chương trình việc làm quốc gia, tránh đào tạo tràn lan.Trước mắt, Thành phố cần xây dựng và triển khai chương trình/dự án về đào tạo nghề cho những người thuộc diện thu hồi đất do tác động của đô thị hóa. Đây là một phương án có tính cấp bách để tránh tình trạng người dân sau khi nhận tiền đền bù ruộng đất phải lâm vào tình trạng thất nghiệp và không có thu nhập, từ đó phát sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội. Đề xuất đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, khu đô thị mới,… phải có kinh phí cho việc đào tạo nghề đối với người dân bị thu hồi đất. Tiếp đến, cần tiếp tục đào tạo nghề theo các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Đây là các hình thức đào tạo đã khá ổn định, cần tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, đào tạo nghề cũng cần hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho người lao động nông thôn theo chiến lược xuất khẩu, kể cả hỗ trợ đào tạo nghề để tham gia xuất khẩu lao động. Trong dài hạn, nền kinh tế nước ta nói chung đã và sẽ tiếp tục hướng về xuất khẩudo đó đào tạo nghề theo chiến lược xuất khẩu là một phương hướng thực hành nghề rất quan trọng cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo nghề cần có sự liên kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà trường để đào tạo nghề. Qua đó, nhằm xã hội hóa hoạt động dạy
nghề và sự liên kết giữa các bên sẽ thúc đẩy hình thành một quay trình khép kín, mạng lưới các điểm đào tạo nghề phát triển theo hướng chính quy và bảo đảm “đầu ra” của công tác đào tạo. Cuối cùng, hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn cần kết hợp giữa việc truyền nghề và đào tạo chính quy. Hiện nay, truyền nghề vẫn là hình thức đào tạo rất phổ biến tại các làng nghề (Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Làng nghề Sơn khảm thôn Ngọ; Làng nghề Sơn mài Hạ Thái; Làng nghề Mây tre đan thôn Phú Vinh,..), do đó nên có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, những người thợ lành nghề, nhất là tại các làng nghề. Đồng thời, có thể mở các lớp đào tạo theo kiểu truyền nghề hoặc liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo theo kiểu bán chính quy giúp hoạt động đào tạo nghề cho người lao động nông thôn đạt hiệu quả cao hơn.
4.3.4. Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động
Lợi thế của Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tập trung nhiều đơn vị hoạt động trong ngành xuất khẩu lao động, mặt khác về mặt tiếp cận thông tin cũng thuận lợi hơn so với các địa phương khác. Do vậy, là một kênh để tạo việc làm cho lao động nông thôn, Hà Nội cần đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Đặc biệt, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thông đến các thị trường có mức lương bình quân cao và ổn định, qua đó người lao động có được thu nhập và học được các kỹ năng, tác phong công nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Nội cần mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đồng thời chủ động tạo nguồn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Lao động được đi làm việc tại nước ngoài, không chỉ dừng lại tập trung chủ yếu ở thị trường Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản, Hàn Quốc… mà cần mở rộng ra thị trường Trung Đông, Nga,… đây là một trong những thị trường được các chuyên gia thị trường lao động đánh giá còn nhiều tiềm năng.
4.3.5. Giải pháp theo hướng tăng trưởng
Thông qua phát triển kinh tế xã hội sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế ngược lại qua việc làm mới tạo ra, người lao động sẽ tạo thêm được của cải vật chất cho xã hội. Do vậy, trong bối cảnh đô thị hóa, tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội của khu
vực nói riêng và địa phương nói chung. Phát triển kinh tế xã hội tại nông thôn cần hướng tới đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn là biện pháp chủ yếu, chung nhất để tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội. Thực tế đã chứng minh, các chương trình, dự án đầu tư vào khu vực nông thôn đã tạo ra bộ mặt mới cho các khu vực nông thôn Hà Nội. Tuy nhiên, địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng, tốc độ đô thị hóa khá cao so với cả nước thì nhu cầu việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp càng trở nên cấp bách hơn. Lồng ghép các chương trình tạo việc làm với các chương trình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội sẽ tạo môi trường phát triển kinh doanh lành mạnh.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế hiện nay các địa phương trong cả nước đều có xu hướng mở rộng thu hút đầu tư với các ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội. Hà Nội không nằm ngoài xu thế đó và phải cạnh tranh với các địa phương khác. Theo một khảo sát(Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2014) về môi trường đầu tư vừa được Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới công bố gần đây thì Hà Nội là một trong những địa phương có môi trường đầu tư kém thân thiện nhất. Hà Nội đứng thứ 50 về môi trường đầu tư trong tổng số 63 địa phương được khảo sát. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường đầu tư – kinh doanh của Hà Nội kém sức cạnh tranh so với các địa phương khác. Như vậy, có thể thấy hoạt động thu hút đầu tư của Hà Nội còn hạn chế, làm giảm khả năng tạo việc làm cho địa phương, đặc biệt là tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Hà Nội cần có các biện pháp để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa như:
-Cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường thu hút Đầu tư nước ngoài ở Hà Nội;
-Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành/sản phẩm theo hướng gắn kết với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đặt ra trong Kế hoạch phát triển Hà Nội thời kỳ 2010 – 2020
cũng như Chiến lược thu hút, sử dụng đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài đến năm 2015 và những năm tiếp theo;
-Hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư, gồm: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, Chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư, Chính sách thương mại và thị trường, Chính sách đất đai, Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu, Chính sách phát triển hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, Chính sách phát triển nguồn nhân lực,...;
Khuyến khích phát triển sản xuất
Đặc điểm lao động của Hà Nội là tỷ lệ lao động trong khu vực phi chính thức chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, phát triển đầu tư sản xuất trên diện rộng, đa dạng hóa hình thức tham gia và thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế là định hướng căn bản để tạo việc làm. Đặc biệt, chú trọng thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực phi chính thức tạo nhiều việc làm, hỗ trợ nhóm lao động yếu thế tham gia vào thị trường lao động. Ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống của Hà Nội như: Làng nghề Sơn khảm thôn Ngọ (huyện Phú Xuyên); Làng nghề Sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín); Làng nghề Mây tre đan thôn Phú Vinh (Chương Mỹ); Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức); Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); Làng nghề Gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh);.... Ưu điểm của các ngành nghề truyền thống là giải quyết và khai thác tốt lao động tại chỗ, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường do đã khẳng định được thương hiệu.
Về Sản xuất nông nghiệp, đây không phải là thế mạnh của Hà Nội, năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, ít vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn... Do vậy Hà Nội cần đẩy mạnh các chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung. Theo đó, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
4.3.6. Tăng cường thông tin thị trường lao động và tuyên truyền chính sáchviệc làm việc làm
Thông tin thị trường lao động và công tác tuyên truyền về các chính sách việc làm có vai trò rất quan trọng, giúp người lao động có được việc làm và được tạo việc làm hoặc tự tạo việc làm. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của các chương trình, chính sách tạo việc làm và phát triển thị trường lao động của thành phố. Đối với thông tin thị trường lao động, thành phố Hà Nội cần đầu tư tập trung cho 02 Trung tâm giới thiệu việc làm bao gồm: Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội và Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội, đây là hai địa điểm kết nối chính người lao động và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành quyết định số 4883/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 về việc phê duyệt Đề án tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến 2020, đây cũng là một trong những quyết định đúng đắn nhằm phát triển thị trường lao động thành phố, góp phần đẩy nhanh quá trình tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn ở những địa bàn xa trung tâm. Thành phố Hà Nội cần thành lập nhiều điểm giao dịch việc làm vệ tinh và bố trí tại khu vực nông thôn giúp cho người lao động nông thôn tiếp cận dễ dàng với các thông tin về việc làm.
Về mặt tuyên truyền các chính sách việc làm, mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng cũng có nhiều người lao động và ngay cả các doanh nghiệp còn thiếu thông tin về các chương trình vay vốn giải quyết (như vốn từ chương trình 120). Điều này, gây lãng phí vốn khi vốn không đến được với người có nhu cầu. Làm ruộng vắt kiệt mồ hôi chỉ đủ ăn, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp không có vốn… nhiều thanh niên tại các vùng nông thôn đành chọn con đường tha phương tìm việc điều này gây lãng phí nhân lực tại chỗ. Do vậy, tăng cường công tác tuyên truyền chính sách việc làm đến người lao động, đặc biệt đối với lao động nông thôn nhất là nhóm lao động trẻ. Hoạt động cung cấp thông tin thị trường và tuyên truyền chính sách lao động việc làm tạo điều kiện cho các giao dịch việc làm, tạo việc làm diễn ra đa dạng, phong phú, sẽ kết nối hiệu quả
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Nội dung chính của chương 4 tập trung đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa và các kiến nghị thực hiện đối với các cấp. Dự báođến năm 2015, tổng cầu lao động của thành phố Hà nội đạt khoảng 4340,6 nghìn người và năm 2020 là 5019,3 nghìn người. Đến năm 2020, tổng dân số của thành phố Hà Nội đạt trên 7,9 triệu người, tổng cung lực lượng lao động đạt được trên 4,6 triệu người, trong đó nam giới chiếm 51,0% và nữ giới 49,0%. Giai đoạn 2011 – 2020, nhu cầu về lao động có xu hướng tăng cao, cầu về lao động khoảng 150.000 – 200.000 người/năm, đặc biệttỷ lệ đô thị hóa đạt 54%. Các chỉ báo trên cho thấy cung, cầu lao động, tốc độ đô thị hóa có sự gia tăng nhanh chóng tạo áp lực lớn lên vấn đề lao động việc làm, do đó đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết, tăng cường tạo việc làm cho người lao động.
Các giải pháp đưa ra gồm: Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục; Giải pháp về vốn, hàng năm, thành phố cần trích từ 1 – 1,5% tổng thu ngân sách lập quỹ hỗ trợ dạy nghề giải quyết việc làm; Tăng cường hoạt động đào tạo nghề và tư vấn việc làm, tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn kết hợp tư vấn việc làm thông qua phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thông đến các thị trường có mức lương bình quân cao và ổn định; Giải pháp theo hướng tăng trưởng và phát triển kinh tế, thông qua phát triển kinh tế xã hội tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế, chỉ rõ Hà Nội cần tập trung vào hai nội dung là đẩy mạnh thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển sản xuất. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính quyền thành phố Hà Nội, các cấp địa phương và kiến nghị đối với người lao động: Các Bộ, ngành như: Bộ Lao động, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp,… cần phối hợp để có những chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực khu vực nông thôn, qua đó tạo nhiều cơ hội cho người lao động nông thôn tạo việc làm; Chính quyền cần nghiên cứu, khuyến khích, ban hành cơ
chế phối hợp giữa các Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm để tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn tại địa phương hoặc gửi lao động tới các cơ sở đào tạo, dạy nghề theo nhu cầu của người lao động; Đối với các cấp Quận/Huyện đến cấp xã của Hà Nội cần quán triệt các nội dung cơ bản trong các chính sách tạo việc làm từ cấp Trung ương và cấp thành phố ban hành. Cung cấp số liệu về thực trạng, tình hình lao động việc làm của người lao động nông thôn một cách kịp thời để nắm được nhu cầu của người lao động nông thôn; Bản thân người lao động nông thôn phải chú trọng phát triển: chuyên môn, tay nghề, trình độ nhận thức luật pháp, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, vi tính,… Đồng thời, chủ động chọn nghề, chọn khóa học phù hợp để học. Đối với những nhóm lao động đã có kỹ năng, trình độ cần khuyến khích phát huy khả năng tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Trong bối cảnh, Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh, nếu số lượng việc làm không được tạo ra đầy đủ, chất lượng việc làm không cao sẽ kéo theo các hệ lụy về xã hội như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, nghèo đói,... Các chính sách tạo việc làm đã được triển khai nhiều trong những năm vừa qua, song hiệu quả đem lại vẫn còn hạn chế. Do vậy, tạo việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu và là nhiệm vụ cấp bách đặc biệt, cần xác định rõ những yếu tác động đến tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn.
Luận án đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về việc làm, tạo việc làm cũng như sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao