0
Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 57 -180 )

5. Những đóng góp mới của luận án

1.3. Các nghiên cứu có liên quan

Trong thực tiễn, vấn đề lao động - việc làm nói chung và tạo việc làm chuyển dịch cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã được chú ý nghiên cứu từ nhiều năm nay. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động & Xã hội- Bộ LĐTB&XH, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và nhiều nhà nghiên cứu khác. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên quan sau:

Trong nghiên cứu "Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”. Nguyễn Hữu Dũng (1997) cho rằng, về mặt lý luận nghiên cứu đã nêu khá chi tiết về phương pháp luận, cách tiếp cận về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động - việc làm và phương pháp tính các chỉ tiêu tạo việc làm. Về mặt thực tiễn các tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta nói chung, trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng và những nguyên nhân chủ yếu; khái quát dòng di chuyển lao động trên thị trường lao động, nhất là di chuyển từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm. Xác định những vấn đề tạo việc

làm đối với lao động khu vực nông thôn. Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống quan điểm giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH. Giải pháp cơ bản cho khu vực nông thôn đó là giải quyết nạn thiếu việc làm còn rất phổ biến và nghiêm trọng, việc làm kém hiệu quả và thu nhập thấp, tạo nhiều việc làm thông qua chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH- HĐH.

Tác giả Hoàng Kim Cúc (2001), để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trước hết cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng. Hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn trên cơ sở điện khí hóa, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn. Để tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn cần nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đối với lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp cần đa dạng hóa loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp với khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng xã nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp. Đối với những lao động không có nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp cần phải được đào tạo để tăng cơ hội có việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tại địa bàn nông thôn, quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề nông thôi, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm phù hợp. Tác giả khuyến nghị, Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn. Đây chính là hình thức tạo việc làm và xã hội hóa giải quyết việc làm dựa trên các quan hệ kinh tế thị trường, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năm của các vùng, hướng phát triển kinh tế hàng hóa nông thôn. Đồng thời, tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế và tạo việc làm cho lao động nông thôn, trong những năm qua nguồn nhân lực đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn chưa tương xứng với đóng góp của lĩnh vực này cho nền kinh tế quốc dân và khả năng tạo việc làm. Nông nghiệp sử dụng ¾ lực lượng lao động nhưng chỉ nhận được 10% đầu tư của cả nước.

Nguyễn Tiệp (2008) chỉ ra, để đạt mục tiêu đặt ra giai đoạn 2007-2010 giải quyết việc làm cho 6,0 - 6,4 triệu lao động cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích thị trường lao động phát triển thông qua hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để kết nối cung - cầu lao động; nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của cơ quan thống kê, thông tin thị trường lao động các cấp; tăng cường các hình thức thu thập, xử lý, cung ứng thông tin TTLĐ của các cơ quan chức năng; hoàn thiện chính sách thị trường lao động, chính sách tiền lương, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề, phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị của đội ngũ doanh nhân; mở rộng quy mô XKLĐ tạo nhiều việc làm, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa.

Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (2002), “Toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam” NXB Lao động - Xã Hội, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày tổng quan các tác động của toàn cầu hóa đến lao động và các vấn đề xã hội Việt Nam, những xu hướng vận động nguồn nhân lực, lao động và việc làm Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, phân tích những cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, từ đó đề ra các giải pháp đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Nghiên cứu nhu cầu học nghề, hỗ trợ việc làm sau học nghề của phụ nữ và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề thuộc Hội phụ nữ, phục vụ triển khai đề án 295. Đề tài nghiên cứu khoa học. Đánh giá thực trạng dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho phụ nữ sau học nghề. Đánh giá thực trạng năng lực của các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ. Đề xuất khuyến nghị góp phần sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách dạy nghề và việc làm cho phụ nữ; Bổ sung một số nghề đào tạo mới phù hợp với phụ nữ để đưa vào giảng dạy ở cơ sở dạy nghề.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho lao động nông thôn, nghiên cứu tổng quan về tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm rõ khái niệm, nội dung các vấn đề liên quan. Trong chương 1 đã chỉ ra được: tạo việc làm là quá trình cá nhân hay tổ chức tự tạo hoặc có điều kiện, tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, kết hợp các điều kiện kinh tế xã hội khác, đem lại việc làm, thu nhập cho chính bản thân hoặc người lao động, phản ánh các chủ thể của tạo việc làm và cách tạo việc làm. Tạo việc làm là nhiệm vụ cấp thiết và được thực hiện hàng năm từ cấp Trung ương đến địa phương.

Tạo việc làm cho lao động nông thôn được phân tích trong bối cảnh đô thị hóa, bao gồm các nội dung: Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội; Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động; Tạo việc làm thông qua phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tạo việc làm thông qua phát triển các hội nghề nghiệp; Tạo việc làm thông qua vốn đầu tư nước ngoài. Những yếu tố được xác định ảnh hưởng đến tạo việc làm bao gồm: Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ; Nhân tố thuộc về sức lao động; Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội. Những nội dung này là cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn. Nội dung chương 1 cũng đã phân tích kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước, một số địa phương của Việt Nam. Đồng thời, phân tích các nghiên cứu của một số tác giả về tạo việc làm cho lao động.

Những vấn đề về lý luận và thực tiễn tạo việc làm được nghiên cứu trong chương 1 là cơ sở để phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở chương 2. Tạo việc làm cho lao động nông thôn được nghiên cứu và hệ thống hóa theo các nội dung ở chương 1 và phải khẳng định đó là nhiệm vụ quan trọng, phải được quan tâm hơn trong bối cảnh đô thị hóa - đây là một trong những khoảng trống luận án chỉ ra. Qua đây, có thể thấy vai trò lớn nhất trong tạo việc làm thuộc về nhà nước - một trong 3 chủ thể tạo việc làm. Trong các chương tiếp theo sẽ tiếp tục xác định làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình: Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển . Nhờ

phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng , nằm ở hữu ngạn sông Đà , hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn , Ba Vì , Quốc Oai , Mỹ Đức , với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281m, Gia Dê 707m, Chân Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa , núi Nùng.

Khí hậu: Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng cận nhiệt đới ấm, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trờirất dồi dào và có nhiệt độ cao (Khuyết danh, 2014 a).

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Kinh tế Hà Nội, năm 2013 duy trì tăng trưởng so của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42%. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước là 279.200 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Trong đó, vốn nhà nước trên địa

bàn tăng 8,1%; vốn ngoài nhà nước tăng 14%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 11,3%.

Năm 2013, có 14.950 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với số vốn khoảng 100 nghìn tỉ đồng, tăng 12% về số doanh nghiệp và 33% về vốn đăng ký so với năm trước. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ước tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 0,1%. Kim ngạch nhập khẩu giảm 3,7% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương giảm 2,3%. Ước cả năm 2013, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1.843,5 nghìn lượt khách, tăng 15,2% so cùng kỳ; Khách nội địa đến Hà Nội đạt 9.420,5 nghìn lượt người tăng 11,3% so với năm trước, có 1025,8 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm, tăng 15% so với năm trước. Số thuê bao Internet phát triển mới khoảng 387,1 nghìn thuê bao, tăng 15,9%, doanh thu viễn thông tăng 16,3%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 138.373 tỷ đồng, bằng 85,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa là 117.417 tỷ đồng, bằng 80,9% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương là 56.217 tỷ đồng, bằng 100% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên là 32.317 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản là 22.393 tỷ đồng. Tính đến trung tuần tháng 10 năm 2013, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 128,6 nghìn lao động, các quận, huyện, thị xã đã xét duyệt 2.650 dự án vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 370 tỷ đồng, tạo việc làm cho 24 nghìn lao động (Khuyết danh, 2014b).

Các quận/huyện của Hà Nội bao gồm:

- 12 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông. - 01 thị xã: Sơn Tây.

- 18 huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc).

Tình hình sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố đến ngày 01/01/2011 là 332.889 ha, phân theo 29 quận, huyện, thị xã, trong đó diện tích lớn nhất là huyện Ba Vì với 42.402,69 ha, chiếm 12,74% diện tích tự nhiên toàn Thành phố, nhỏ nhất là quận Hoàn Kiếm với 528,76 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên toàn Thành phố. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010 của TP cho thấy, đất nông nghiệp đến cuối năm 2010 đã chuyển được 15.497ha, đạt 65% so với kế hoạch; đất phi nông nghiệp đã tăng được 46.305ha, đạt 81% so với kế hoạch; đất chưa sử dụng đến năm 2010 giảm 32.526ha, đạt 98,3% so với kế hoạch.

Có thể thấy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau 10 năm đã đạt được những kết quả tích cực như: tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, khai thác tốt tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của TP; khoanh định quỹ đất để đẩy mạnh nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị của Thủ đô; đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách Thành phố thông qua đấu giá đất chưa sử dụng, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường bền vững.

Thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và các hình thức đầu tư khác như BT, BOT… đất đai đã trở thành nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của quốc gia và của Thành phố (UBND TP Hà Nội, 2011).

Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất đai của thành phố Hà Nội STT Chỉ tiêu Diện tích năm2011 (ha)

Diện tích năm 2012 (ha) Diện tích năm 2013 (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 332.889 332.889,0 332.889,0

1 Đất nông, lâm nghiệp,

2 Đất phi nông nghiệp 135.193 141.813 144.624

3 Đất chưa sử dụng 9.331 7.838 6.938

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011)

Cơ cấu sử dụng đất theo các mục đích của Hà Nội: Đất nông nghiệp 188.365ha chiếm 56,58% diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 135.193ha chiếm 40,61% diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử dụng còn 9.331ha, chiếm 2,8% diện tích đất tự nhiên. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010 của Hà Nội cho thấy, đất nông nghiệp đến cuối năm 2010 đã chuyển được 15.497ha, đạt 65% so với kế hoạch; đất phi nông nghiệp đã tăng được 46.305 ha, đạt 81% so với kế hoạch; đất chưa sử dụng đến năm 2010 giảm 32.526 ha, đạt 98,3% so với kế hoạch. Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội dự kiến sẽ giảm 36.117 ha so với năm 2010.

Xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng, tiềm năng đất đai, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 và kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất, khả năng huy động các nguồn lực, quan điểm và định hướng sử dụng đất, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội, Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2020 được thực hiện theo phương án tập trung đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh của

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 57 -180 )

×