0
Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Kinh nghiệm tạo việclàm cholao động nông thôn ở một số nước

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 44 -47 )

5. Những đóng góp mới của luận án

1.2.1. Kinh nghiệm tạo việclàm cholao động nông thôn ở một số nước

một số nước

Thực trạng và kinh nghiệm tạo việc làm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, dân số năm 2010 là 1,39 tỷ người do vậy vấn đề giải quyết việc làm được ưu tiên hàng đầu đối với các nhà

hoạch định chính sách. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ước khoảng hơn 8% cộng thêm 200 triệu nông dân không có việc làm. Ước tính mỗi năm Trung Quốc cần tạo ra 20 triệu việc làm mới để ngoài việc đáp ứng công ăn việc làm cho những người đến độ tuổi lao động, còn thu nhận 8 triệu người đã mất việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Biện pháp có hiệu quả nhất giải quyết vấn đề thất nghiệp - ngoài khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - là sử dụng vốn trong nước để tạo ra nhiều việc làm hơn ở khu vực dịch vụ tư nhân. Mặc dù khu vực dịch vụ chỉ chiếm 1/3 GDP của Trung Quốc, nhưng lại sử dụng tới 85% việc làm được tạo ra trong 5 năm qua. Trung Quốc có các chính sách lớn về giải quyết việc làm như:

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn bằng các biện pháp tích cực như: Đánh giá đúng tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ, Trung Quốc tăng cường bồi dưỡng kiến thức (quản trị, công nghệ, marketing, …) cho các doanh nghiệp nhỏ; Đồng thời, khuyến khích tự tạo việc làm, tạo điều kiện cho các sinh viên tốt nghiệp đại học thành lập các doanh nghiệp nhỏ trong trường để bồi dưỡng ý thức lập nghiệp cho sinh viên; Đối với những người thất nghiệp ở thành phố và những công nhân viên chức bị giảm biên chế, hướng dẫn thành lập ra các doanh nghiệp nhỏ do nhà nước trả lương và quản lý lao động.

Thực hiện các chính sách đô thị hóa thích hợp: Qua chính sách này từng bước nâng cao trình độ đô thị hóa góp phần tạo việc làm trong thành phố một cách tự nhiên đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội cũng như việc chuyển đổi tình hình kinh tế và việc làm theo hướng tích cực tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục: Phát triển giáo dục nhằm nâng cao tố chất con người, cải thiện chất lượng nguồn lao động đồng thời lấy việc học tập để thay thế và trì hoãn thời gian tham gia thị trường lao động của LLLĐ mới, từ đó giảm sức ép về tạo việc làm của nhóm lao động này.

Giải quyết sức lao động dư thừa ở nông thôn: Để giải quyết sức lao động dư thừa này, Trung Quốc đưa ra các chủ trương như: Chuyển dịch tại chỗ - "không rời đất, không rời làng" và "rời đất không rời làng" hay "ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành"; chuyển dịch sang nơi khác- "rời làng không rời đất" và "rời đất, rời làng". Do đó, từng bước lực lượng lao động dư thừa nông thôn đã hình thành hai đội quân: công nhân viên của các xí nghiệp hương chấn và đội "dân công lưu động". Sự phát triển của các xí nghiệp hương chấn đã tạo nhiều việc làm và là nhân tố chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo đồng thời giảm được lượng lao động di cư lên thành phố, làm giảm áp lực thất nghiệp ở khu vực thành thị.

Nhà nước Trung Quốc cũng tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp nông thôn phát triển bằng cách thực hiện các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế các ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa nông thôn nhằm tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp ở nông thôn. Do vậy, các doanh nghiệp nông thôn có cơ hội phát triển và tạo được nhiều việc làm hơn. Bên cạnh đó nhà nước cũng thực hiện chính sách hạn chế lao động di chuyển giữa các vùng, do vậy tạo ưu thế cho các doanh nghiệp hương trấn trong việc sử dụng lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp chuyển sang (Đinh Trọng Vân, 2014).

Thực trạng và kinh nghiệm tạo việc làm của Malaysia

Với dân số khoảng 27,5 triệu người (năm 2009), các ngành phi nông nghiệp phát triển mạnh tạo nhiều việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Lực lượng lao động ở Malaysia được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp do vậy áp lực thiếu việc làm từ khu vực nông nghiệp không lớn. Hiện tại Malaysia đang có nhu cầu nhập khẩu lao động từ bên ngoài do thiếu lao động. Đạt được thành tích đáng kể trong việc giải quyết dư thừa lao động, Malaysia đã thực hiện hàng loạt các biện pháp và chính sách giải quyết việc làm hiệu quả cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn như:

Phát triển hài hòa nông nghiệp - công nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ thuật: Trong thời gian đầu của quá trình công nghiệp hóa, Malaysia cũng gặp phải nhiều vấn đề trong tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, Malaysia đã có chính sách kịp thời chú trọng phát triển cây công nghiệp dài ngày dựa trên lợi thế đất đai khí hậu, phát triển công nghiệp chế biến nhằm giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp qua đó tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Thời gian sau đó tập trung đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất lao động tạo tiền đề phát triển sản xuất.

Mở rộng sản xuất nông nghiệp ở những vùng đất mới: Chính sách này đã giải quyết được khá nhiều việc làm cho lao động dư thừa nông thôn bằng các biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn, vật tư, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm,... tại những vùng đất mới khai thác.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp: Malaysia đã có những chính sách thu hút đầu tư đặc biệt kể cả đầu tư trong nước và nước ngoài vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động. Đồng thời, chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

Thực hiện liên kết các bên, từ nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương đến các doanh nghiệp: Chính phủ Malaysia đã có những biện pháp khuyến khích sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương với các tổ chức doanh nghiệp chế biến, hộ nông dân nhằm chuyển giao nhanh chóng và hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung cấp lao động đã qua đào tạo - tạo nhiều việc làm nhằm phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến trong nông thôn (Khuyết danh, 2014).

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 44 -47 )

×