5. Những đóng góp mới của luận án
3.4.3. Mức độ phát triển của các ngành trong khu vực nông thôn
Mặc dù Hà Nội đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng nông nghiệp vẫn được coi là yếu tố quan trọng trong việc xóa đói nghèo, tăng thu nhập cho nông dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng
mới sát nhập.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông thôn của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Ngành nông nghiệp khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao, cơ cấu lao động của khu vực nông thôn Hà Nội (năm 2013), ngành Nông, lâm và thủy sản chiếm 38,7%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 32,2% và ngành Thương mại và dịch vụ chiếm 29,1%.
3.4.4. Công tác dạy nghề và nâng cao chất lượng lao động
Đào tạo nghề, giúp lao động có tay nghề hướng đến mục tiêu có việc làm ổn định là hướng đi chính trong chương trình giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội đến năm 2020. Giai đoạn 2010-2013, thành phố đầu tư hơn 50 tỷ đồng để thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; khoảng 80 tỷ đồng đã được đầu tư để đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) tại 20 huyện, thị xã. Toàn thành phố hiện có 276 cơ sở dạy nghề, trong đó cơ sở tư nhân chiếm gần 67%. Tổng cộng đã có 20 trường trung cấp nghề công lập trên 29 quận/ huyện, 7 huyện đã có trung tâm dạy nghề và 4 huyện khác (Mỹ Đức, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai) đang tiến hành xây dựng trung tâm dạy nghề. Thành phố đã đầu tư 39 tỷ đồng cho các cơ sở mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề. Tuy nhiên, khảo sát mới đây tại 22 quận, huyện và thị xã của thành phố trên tổng số gần 868.000 hộ với 2.129.469 LĐNT cho thấy, chỉ có gần 132.000 người có nhu cầu học nghề. Con số này là quá ít so với kết quả điều tra nhu cầu cần bổ sung trên 311.000 lao động qua đào tạo nghề của 8.320 đơn vị, doanh nghiệp đóng tại các địa phương.
3.4.5. Hoạt động của thị trường lao động
Hà Nội là một trong những địa phương có thị trường lao động phát triển nhất cả nước. Thị trường lao động của thành phố Hà Nội phát triển tốt hơn nhờ nguồn cung - cầu lao động lớn và hệ thống các Trung tâm giới thiệu việc làm khá đầy đủ, linh hoạt. Thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm cả 2 phía của thị trường lao động đều thoả mãn nhu cầu về nguồn nhân lực, việc làm một cách nhanh chóng và phù hợp.Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát
triển của thị trường lao động thành phố Hà Nội đồng thời góp phần giải quyết việc làm hiệu quả, từ năm 2007, nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ giao dịch việc làm trên thị trường lao động trên cơ sở kế thừa các hoạt động của Hội chợ việc làm được tổ chức trước đây có kết hợp thêm một số phương thức hỗ trợ mới như thiết lập website thông tin cầu lao động, tư vấn việc làm,học nghề tại chỗ cho người lao động… thành phố đã thiết lập và vận hành Sàn giao dịch việc làm tại hai Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động –Thương binh và Xã hội với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của thị trường lao động, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Góp phần tăng hiệu quả giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao động, hiện nay Hà Nội có khoảng 33 trung tâm có chức năng hoạt động giới thiệu việc làm, trong đó có 2 Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, 5 Trung tâm thuộc các hội, đoàn thể, 3 trung tâm thuộc cơ quan Trung ương, còn lại là các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm tạo nên mạng lưới các trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố, các Trung tâm Giới thiệu việc làm có chức năng hoạt động giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm và các chính sách pháp luật, đồng thời có chức năng dạy nghề, thu thập thông tin thị trường lao động như Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ TP 20/10, Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Tăng thiết Giáp, Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Ban quản lý các khu CN và chế xuất HN...
Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội và Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội ngoài các nhiệm vụ trên còn được Thành phố giao nhiệm vụ tổ chức hoạt động sàn giao dịch việc làm, các phiên giao dịch việc làm theo đề án phát triển thị trường lao động thành phố, các hoạt động này đã kết nối cung- cầu lao động, hỗ trợ doanh nghiệp, trường dạy nghề kết nối với người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, tạo việc làm.
Bảng 3.10. Số phiên giao dịch việc làm được thực hiện
Đơn vị: Số lần
Năm Tổng số phiên
giao dịch việc làm Số phiên cố định
Số phiên lưu động
2008 14 12 2 2009 34 21 13 2010 45 36 9 2011 70 59 11 2012 112 100 12 2013 106
Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (2013)
Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Việt Nam làm cho quan hệ cung – cầu lao động của Thành phố có nhiều biến động, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, cầu lao động giảm. Trước thực trạng đó, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án: "Tiếp tục phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ”. Đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho Sàn giao dịch việc làm Hà Nội về tần suất tổ chức các phiên giới thiệu việc làm. Vì vậy, năm 2009 Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đó tổ chức mỗi tháng 02 phiên định kỳ vào ngày 10, 20. Ngoài ra, để hỗ trợ phát triển thị trường lao động khu vực phía tây, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội bước đầu chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội tổ chức 06 Phiên giao dịch việc làm định kỳ vào ngày 15 các tháng 3, 5, 7, 9, 11, 12 tại 144 Trần Phú, Hà Đông, đồng thời giao cho 02 Trung tâm tổ chức thêm 07 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các quận, huyện có thị trường lao động phát triển. Tổng số phiên giao dịch việc làm được tổ chức trong năm 2009 là: 34 phiên, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2008.
Năm 2010, toàn Thành phố đó tổ chức được 45 Phiên giao dịch việc làm (36 phiên giao dịch việc làm cố định và 09 phiên lưu động). Năm 2011, nâng tần suất lên 05 phiên giao dịch việc làm định kỳ/tháng tổng số phiên giao dịch việc làm đó tổ chức trong năm 2011 là 70 phiên, tăng 1,6 lần so với năm 2010 và gấp 5 lần so với năm 2008. Năm 2012, là thời điểm thị trường lao động ở Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp giảm đáng kể. Xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động, tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội đó được nâng lên 8 phiên/tháng tại 2 địa điểm: Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội tổ chức vào ngày thứ năm hàng tuần; Trung tâm Giới thiệu việc làm
số 2 Hà Nội tổ chức vào ngày thứ bẩy hàng tuần. Ngoài ra, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cũng tổ chức 8 phiên giao dịch việc làm lưu động và Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội tổ chức 4 phiên. Kết quả, tổng số phiên giao dịch việc làm tổ chức trong năm 2012 là 112 phiên, tăng 1,6 lần so với năm 2011, tăng 8 lần so với năm 2008. Trong năm 2013, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hà Nội tổ chức được 106 phiên giao dịch việc làm với 5.000 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, thu hút 150.000 lao động đến tìm kiếm việc làm, số lao động được tuyển dụng là 10.000 lao động.
Giai đoạn 2009-2012, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 về việc hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin Cung - Cầu lao động. Thu thập thông tin cơ bản, chính xác về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp và biến động qua từng thời kỳ, địa bàn, làm cơ sở hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cung, cầu lao động (gọi tắt là thông tin cung lao động). Thu thập thông tin về thực trạng lao động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo nghề và trình độ đào tạo; nhu cầu tuyển lao động, làm cơ sở để xác định hướng đào tạo và bố trí hợp lý nguồn nhân lực (gọi tắt là thông tin cầu lao động). Phần điều tra Cung Lao động, Hà Nội bắt đầu thực hiện từ năm 2009. Thông tin được thu thập dưới hình thức ghi chép và cập nhật thông tin vào: “Sổ ghi chép thông tin cung, cầu lao động - Cung lao động” và “Sổ ghi chép thông tin cung, cầu lao động - Cầu lao động”. Phần điều tra cơ sở dữ liệu Cầu lao động, Hà Nội bắt đầu thực hiện từ năm 2012. Các kết quả của công tác thu thập Cung - Cầu lao động hàng năm được Trung tâm Quốc gia Dịch vụ việc làm - Cục Việc làm xử lý và được chuyển giao về cho Hà Nội, đó là các biểu đầu ra, biểu tổng hợp của công tác ghi chép hàng năm hỗ trợ các quận, huyện thị xã trong đánh giá kết quả giải quyết việc làm – tạo việc làm, dạy nghề và xây dựng kế hoạch tạo việc làm, dạy nghề hàng năm.
Theo kết quả khảo sát các 540 thành viên trong hộ gia đình được phỏng vấn, tỷ lệ thành viên đã từng tìm việc qua trung tâm dịch vụ việc làm theo huyện như sau:
Bảng 3.11. Tỷ lệ người dân đi tìm việc qua Trung tâm dịch vụ việc làm phân theo huyện/quận/thị xã
1 Chương Mỹ 30,8 7 Mỹ Đức 15,2
2 Đan Phượng 10,7 8 Phú Xuyên 30,1
3 Hà Đông 60,5 9 Phúc Thọ 8,7
4 Hoài Đức 18,6 10 Thạch Thất 12.3
5 Quốc Oai 15,1 11 Sơn Tây 20,4
6 Thanh Oai 10,2 12 Thường Tín 25,9
13 Ứng hòa 14,1
Từ bảng trên có thể thấy, tỷ lệ lao động tìm việc thông qua các trung tâm việc làm có sự khác nhau phân theo huyện/quận/thị xã. Những lao động ở gần Trung tâm dịch vụ việc làm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ( Trụ sở tại Hà Đông và Cầu Giấy), có tỷ lệ lao động tìm việc cao hơn (60% đối với lao động thuộc quận Hà Đông; 30,8% thuộc huyện Chương Mỹ; 30,1% thuộc huyện Phú Xuyên). Tuy nhiên, khi xem xét tỷ lệ tìm được việc làm thì không có nhiều khác biệt, kết quả cho bởi bảng sau:
Bảng 3.12. Tỷ lệ tìm được việc qua Trung tâm dịch vụ việc làm
TT Huyện Tỷ lệ (%) TT Huyện Tỷ lệ (%)
1 Chương Mỹ 40,9 7 Mỹ Đức 42,2
2 Đan Phượng 38,7 8 Phú Xuyên 40,1
3 Hà Đông 50,5 9 Phúc Thọ 39,7
4 Hoài Đức 39,6 10 Thạch Thất 40.3
5 Quốc Oai 40,1 11 Sơn Tây 39,4
6 Thanh Oai 38,5 12 Thường Tín 41,9
13 Ứng hòa 40,5
Các kết quả cho thấy, tỷ lệ tìm được việc làm thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khá cao (trên dưới 40%). Chứng tỏ, hiệu quả của kênh tìm việc trên cũng như sự phát triển thị trường lao động ở khu vực thành thị. Đây sẽ là những gợi mở cho các giải pháp tạo việc làm đối với lao động nông thôn.
3.4.6. Mức độ mở rộng của hoạt động xuất khẩu lao động
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, xuất khẩu lao động đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Mục tiêu mỗi năm đưa 4.000-5.000 lao động Hà Nội đi xuất khẩu lao động, đòi hỏi các ngành, đoàn thể chức năng phải phối hợp đồng bộ và có kế hoạch cụ thể. Không chỉ đơn giản là tuyển dụng được càng nhiều lao động phổ thông càng tốt mà làm thế nào để nâng cao được chất lượng lao động;
đưa được những người thực sự có nhu cầu việc làm đi lao động xuất khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn cho giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đối với lao động nông thôn, nhất là lao động vùng thu hồi đất. Công tác xuất khẩu lao động cần được sự quan tâm của UBND huyện, thành phố để thực hiện đồng bộ, linh hoạt các cơ chế, chính sách như: Hỗ trợ đào tạo; hỗ trợ vốn; tọa đàm với công ty xuất khẩu lao động, gia đình người lao động;…
Hộp 3.6. Xuất khẩu lao động giúp giải quyết việc làm
Những năm về trước, việc tuyển lao động đi nước ngoài làm việc là do tự người dân liên hệ và tìm kiếm điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người bị lừa đảo hoặc chịu chi phí trung gian cao. Trước tình hình đó, nhận thức được vai trò của việc đưa lao động địa phương đi làm việc tại nước ngoài, Huyện đã tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác lao động nước ngoài, phòng Lao động đã trực tiếp liên hệ các công ty xuất khẩu lao động có uy tín giúp người dân như công ty SOVINACO (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Bộ Giao thông vận tải),… có những thời điểm Huyện đưa được trên 500 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài trong một năm. Đối tượng lao động chủ yếu là người nông dân bị thu hồi đất, lao động nông thôn, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khác.
(Cán bộ, UBND Huyện Đan Phượng, Hà Nội)
3.4.7. Các yếu tố từ bản thân người lao dộng
Khả năng của người lao động tác động đáng kể đến vấn đề tạo việc làm việc làm. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi, giới tính…của người lao động nông thôn là có cơ sở để địa phương quyết định các hình thức hỗ trợ việc làm và tạo việc làm. Kinh nghiệm làm việc, sự sẵn sàng làm việc của người lao động đôi khi cũng là những cản trở đối với vấn đề tạo việc làm cho người lao động.Những động lực khuyến khích một người lao động nông thôn đi làm cũng sẽ làm tăng khả năng tham gia thị trường lao động của họ và do vậy ảnh hưởng tới tạo việc làm.
Thực hiện xem xét các kết quả của Hà Nội từ điều tra lao động việc làm do Tổng cục Thống kê tiến hành, hình dưới đây cho thấy, trình độ CMKT của lao động ngành nông nghiệp rất thấp. Kết quả năm 2013 cho thấy, có đến 796,02 nghìn người, chiếm 95,59% tổng số lao động nông nghiệp không có trình độ CMKT; chỉ có 1,48% lao động được đào tạo nghề ở tất cả các trình độ; lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên cũng chỉ chiếm 0,91%. Đây là những thách thức cơ bản về nâng cao vốn nhân lực khu vực nông thôn.
Hình 3.4. Trình độ CMKT của lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực nông thôn năm 2013 (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)
Trình độ CMKT của lao động phi nông nghiệp cao hơn ở khu vực nông nghiệp: lao động không có CMKT chiếm cao nhất 77,6% ở ngành Công nghiệp và xây dựng trong khi đó ở ngành Thương mại và dịch vụ chiếm mức thấp hơn 53,5%.
Hình 3.5. Trình độ CMKT của lao động nhóm ngành phi nông nghiệp khu vực nông thôn năm 2013
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)
Xem xét theo khu vực chính thức/phi chính thức, khu vực kinh tế chính thức chiếm khoảng 37,11% tổng số việc làm nông thôn: kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (34,5%); khu vực khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao thứ hai (31,91%); tiếp đến là hộ nông lâm/cá nhân và sản xuất kinh doanh chính thức (24,92%); chiếm tỷ lệ thấp hơn nữa là khu vực FDI (7,99%); kinh tế tập thể ngày càng suy giảm và chiếm một tỷ trọng thấp (0,68%).
Khu vực kinh tế phi chính thức (hộ/cá nhân và hộ kinh doanh cá thể) rất lớn, chiếm đến 99,07% tổng số lao động nông thôn.
Hình 3.6. Cơ cấu lao động nông thôn khu vực chính thức
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)
Trong khu vực kinh tế chính thức, nhóm có trình độ cao nhất thuộc về kinh tế nhà nước, tuy nhiên cũng có tới gần 24% lao động không đào tạo, trên 71% lao động có trình độ từ trung cấp trở lên; trong số lao động có trình độ CMKT thì nhóm có tỷ lệ cao nhất của khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài là sơ cấp nghề.
Bảng 3.13. Trình độ CMKT theo nông thôn và khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức (%) Trình độ CMKT Chính thức Phi chính thức Nhà nước Tư nhân FDI Tập thể