Nội dung các hoạt động và biện pháp tạo việclàm cholao động

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 39 - 42)

5. Những đóng góp mới của luận án

1.1.6. Nội dung các hoạt động và biện pháp tạo việclàm cholao động

nhiều rủi ro, từ học tập kinh nghiệm của doanh nghiệp đi trước. Do vậy, những doanh nghiệp thành lập sau thường tạo ra việc làm có tính chất bền vững hơn cho người lao động. Tóm lại, các lý thuyết về ngành ở trên, giúp chúng ta hiểu được tại sao một số ngành, việc làm được tạo nhiều hơn so với các ngành khác chứ chưa tìm hiểu đầy đủ trách nhiệm của các doanh nghiệp trong tạo việc làm.

1.1.6. Nội dung các hoạt động và biện pháp tạo việc làm cho lao động nôngthôn thôn

Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội

Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Các chương trình này tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất lao động, tạo nhiều việc làm. Đồng thời, đầu tư phát triển nông - lâm - thủy sản: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản, mở rộng diện tích nuôi trồng,… Ngoài ra, tăng đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn để tạo điều kiện phát triển việc làm (Trần Thị Thu, 2003).

Các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ: Các chương trình này có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và mở rộng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ. Các chương trình này tập trung chủ yếu vào phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở,…thu hút hàng triệu lao động làm việc trong khu vực này. Hơn nữa, chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa các ngành có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu: như chế biến nông- lâm- thủy sản, may mặc, điện tử, một số sản phẩm cơ khí,… qua đó giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn (Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997).

Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Các chương trình này hướng vào các hộ gia đình là một hướng tạo việc làm, có tính xã hội rộng rãi. Trong chương trình, hỗ trợ vốn còn đi kèm với đào tạo tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm ngư nghiệp. Một số hệ thống tín dụng có vai trò quan trọng đối với tạo việc làm như: Tín dụng nông thôn, tín dụng từ chương trình xóa đói giảm nghèo, tín dụng từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm,… Đặc biệt, với đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai rộng khắp - một bộ phận lớn lao động nông thôn được đào tạo theo những lớp học nghề để chuyển đổi kỹ năng, công việc (Thủ tướng Chính phủ, 2009).

Tạo việc làm thông qua việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các doanh nghiệp nhỏ linh hoạt dễ thích ứng với biến động của thị trường, phù hợp với khả năng huy động vốn. Quy mô lao động của loại hình này nhỏ, nhưng bù lại số lượng doanh nghiệp lại nhiều nên có khả năng tạo được nhiều việc làm. Những năm gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp một phần không nhỏ vào giải quyết việc làm - tạo việc làm cho người lao động.

Tạo việc làm thông qua vốn đầu tư nước ngoài

Tạo việc làm trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khu vực vốn đầu tư nước ngoài là một trong những khu vực thu hút nhiều lao động nhất so với các khu vực kinh tế khác. Các ngành sản xuất trong khu vực này chủ yếu là ngành

sản xuất kinh doanh, hướng vào xuất khẩu như: dệt, may mặc, da giày, chế biến hải sản, chế tạo và lắp ráp ô tô và xe máy, điện tử… Xu hướng các nước và các vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp và nước ta tác động lớn đến tạo việc làm là: Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Anh, Thái Lan, Trung Quốc…

Tạo việc làm từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức: Nguồn vốn ODA được đầu tư và tạo mở nhiều việc làm trong nhiều lĩnh vực như: phát triển hạ tầng cơ sở, giáo dục và đào tạo y tế, kinh tế hộ gia đình cả ở nông thôn và thành thị. Các nhà tài trợ có cung cấp ODA cho nước ta có tác động lớn nhất đến tạo việc làm như: Ngân hàng thế giới (WB), Nhật Bản, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Pháp, các tổ chức của Liên Hợp Quốc,…

Tạo việc làm thông qua phát triển các Hội nghề nghiệp

Tạo việc làm thông qua sự phát triển của các hội nghề nghiệp là một trong những kênh tạo việc làm hiệu quả. Hội nghề nghiệp là tổ chức của những người cùng làm việc trong một nghề, mục đích là phát triển nghề nghiệp nhằm nghiên cứu nắm bắt tình hình để đưa ra các biện pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp. Thông qua hoạt động của hội, các hội viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trao đổi thông tin về sản xuất - kinh doanh, phát triển quan hệ lao động lành mạnh và tích cực hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp,… qua đó tạo nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động nông thôn với các ngành nghề sản xuất truyền thống. Hiện nay, các Hội nghề nghiệp đang được duy trì và phát triển tốt như: Hội những người làm vườn, khuyến nông, sinh vật cảng, xây dựng, tin học, da giầy, dệt may,…Sự hoạt động của các Hội này có tác dụng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, tạo mở nhiều việc làm cho xã hội (Sở Lao động TBXH Hà Nội, 2014).

Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động là một trong những kênh tạo việc làm đem lại hiệu quả và giá trị cao. Ngoài việc học hỏi được kinh nghiệm làm việc từ nước ngoài, người lao động đi làm việc tại nước ngoài có mức lương

cao hơn nhiều so với mức lương từ những công việc tương tự trong nước. Tích lũy thu nhập của người lao động từ nước ngoài gửi về là một trong những nguồn vốn để giúp gia đình họ vững vàng về mặt kinh tế và có điều kiện tạo thêm việc làm và thu nhập.

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w