Đánh giá chung về thực trạng tạo việclàm cholao động nông thôn

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 112 - 114)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng tạo việclàm cholao động nông thôn

Nội trong bối cảnh đô thị hóa

Nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm từ ngân sách của địa phương cũng như Quỹ quốc gia giải quyết việc làm góp phần thay đổi nhận thức của người dân đặc biệt là người lao động nông thôn về việc làm. Việc chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên ngành ở thành phố đã thúc đẩy thực hiện các dự án nhanh và có hiệu quả ở cơ sở. Vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tỷ lệ thu hồi vốn đến hạn trả đạt rất cao, tỷ lệ rủi ro thấp chưa đến 1% số vốn cho vay. Thủ tục, hồ sơ vay vốn được đơn giản hóa, thuận tiện: có dự án khả thi, xác

nhận của chính quyền địa phương về cư trú hợp pháp (đối với hộ gia đình) hoặc có tài sản đảm bảo (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) là đủ điều kiện vay vốn. Các hộ vay vốn được phát vay đến tận hộ gia đình. Lãi suất cho vay ưu đãi (bằng 70% lãi suất thị trường) có tác dụng như cú huých khuyến kích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Người lao động có cơ hội tự tạo việc làm, không còn thụ động trông chờ vào các chính sách của địa phương hay Nhà nước mà năng động, sáng tạo tự tạo việc làm cho mình và thu hút những lao động khác. Thành phố Hà Nội có những quyết định kịp thời về việc bổ sung nguồn vốn vay trong thời điểm kinh tế gặp khủng hoảng, khó khăn, đảm bảo được thu nhập cho người lao động mất việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các chính sách vẫn còn gặp phải một số hạn chế, khó khăn như:

+ Trong quá trình thực hiện cho vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối tượng có dự án được vay vốn chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh thu hút từ 1 đến 2 lao động nhỏ lẻ (chiếm tới hơn 80% tổng số vốn vay luân chuyển của Quỹ trong năm qua). Trong khi đó những doanh nghiệp tư nhân là đối tượng có thể tạo ra nhiều chỗ làm việc mới và ổn định, nhưng chỉ chiếm gần 20% tổng số vốn vay luân chuyển của Quỹ. Định mức vốn vay giải quyết việc làm là 20 triệu chưa phù hợp với thực tế. Vì vậy, hầu hết vốn vay tập trung cho hộ vay gia đình nên chỉ tăng thêm thời gian làm việc của các thành viên trong gia đình mà không tạo thêm nhiều việc làm.

+ Lao động nông thôn còn chưa mặn mà với việc học nghề, còn xuất hiện tình trạng nhiều học viên sau khi được đào tạo lại không ứng dụng kiến thức được học vào sản xuất làm lãng phí thời gian, chi phí và công sức đào tạo. Do vậy, khó tạo tiền đề cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động và gây lãng phí nguồn lực con người và vật chất.

+ Công tác điều tra, khảo sát, nắm bắt thông tin liên quan đến nhu cầu học nghề và tạo việc làm chưa được triển khai một cách khoa học, thường xuyên. Số cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn khả năng thu hút lao động còn thấp, vì vậy, nhiều lao động được đào tạo nghề chưa có việc làm ổn

định, hoặc không có việc làm. Mối quan hệ, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, tạo việc làm còn hạn chế.

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w