Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 140 - 180)

5. Những đóng góp mới của luận án

4.1.2. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2010, Diện tích đất tự nhiên của Hà Nội đã lên tới trên 300 nghìn ha (tăng lên gấp 3,6 lần so với trước). Dân số Hà Nội gia tăng lên với tốc độ cao: năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đã đạt tới con số 6,5 triệu dân. Trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng lên khoảng 4 triệu người. Hà Nội đã có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn nếu so sánh với chính bản thân thành phố qua các thời điểm và đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố của các nước phát triển trong khu vực Châu Á. Theo quy hoạch thành phố Hà Nội đến 2030: Quy mô dân số của thủ đô Hà Nội đạt 8 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 54%; đạt 9 triệu người vào năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt đến 70%. Hà Nội sẽ được tổ chức không gian theo chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh, 13 thị trấn. Ngoài ra, phát triển các đô thị đối trọng để đảm trách các chức năng trung tâm của một số ngành dịch vụ, công nghiệp có bán kính 50-60km như Hải Dương, Hưng Yên, Phú Lý, Hòa Bình, Việt Trì... Với quy mô là một thành phố lớn trong “top” 20 trên thế giới, để bảo đảm các yêu cầu về phát triển bền vững, dưới góc nhìn các khía cạnh về kinh tế, cần hướng các chính sách đô thị hóa Hà Nội, nhất là các chính sách về tổ chức hoạt động và tổ chức không gian kinh tế của Hà Nội (Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, 2012).

Như các phân tích ở trên, đô thị hóa có những ảnh hưởng lớn đến vấn đề việc làm có thể minh họa áp lực tạo việc làm cho khu vực nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa.

Sơ đồ 4.1. Áp lực tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa

Áp lực tạo việc làm

* Thu hồi đất nông nghiệp: quá trình đô thị hóa diễn ra đã kéo theo một bộ phận lớn nông dân bị thu hồi đất lâm vào tình trạng không có việc làm, gây hậu quả xấu không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội. Đô thị hóa tạo áp lực lên vấn đề việc làm, từ đó yêu cầu bức thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất và tạo việc làm là vấn đề cốt lõi.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đô thị hóa tất yếu dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Người lao động nông thôn gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp. Đặc biệt, là tìm cách thức để có thể làm việc trong khu vực kinh tế hiện đại (công nghiệp – xây dựng và Thương mại và dịch vụ). Rào cản về kỹ năng nghề khiến phần lớn các lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn rơi vào tình trạng thất nghiệp từ đó tạo áp lực lên vấn đề việc làm và tạo việc làm.

* Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp: Đô thị hóa mở đường cho sự phát triển các khu công nghiệp, cùng với đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhiều người canh tác trên một diện tích đất nhỏ hơn trước, khiến vấn đề thiếu việc làm càng trở nên trầm trọng hơn.

* Nhu cầu phát triển kinh tế: Đô thị hóa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của khu vực nông thôn điều này có ảnh hưởng tích cực đến vấn đề việc làm và tạo việc làm, cần có những chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh,...

4.2. Mục tiêu và định hướng về tạo việc làm

4.2.1. Mục tiêu và quan điểm

Hệ thống quan điểm, chính sách việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, bên cạnh những chính sách riêng, còn gắn liền với khuôn khổ luật pháp và chính sách việc làm nói chung của cả nước mà trước đó, các chính sách tạo việc làm đã được áp dụng và là một trong những hệ thống giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

Điều 12, Bộ Luật Lao Động (Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội: Bộ luật Lao động) quy định rõ về chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm của nước ta như sau:

Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm; Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề; Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyến khích để người lao động tự tạo việc làm; hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc ít người để giải quyết việc làm; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động;Hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài; Thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Luật Việc làm ban hành năm 2013, đã dành cả một chương (Chương II, Luật Việc làm) cho các chính sách hỗ trợ tạo việc làm. Cụ thể, Mục 2, Chương II, Luật Việc làm bao gồm Điều 15, Điều 16 và Điều 17 quy định các chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn:

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn,căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ:Hỗ trợ học nghề;Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;Giới thiệu việc làm miễn phí;Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật Việc làm...

- Hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn, người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động:Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật Việc làm; Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm; Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Các chương trình mục tiêu quốc gia việc làm, giảm nghèo và dạy nghề đến năm 2020 theo quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ cũng đề ra mục tiêu: Hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị trường lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn và khu vực phi chính thức. Bên cạnh đó, các quyết định được ban bành như: Quyết địnhSố 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 52/2012/QĐ-TTgngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

Trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Nhà nước, Hà Nội đã cụ thể hóa thông qua việc phê duyệt Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2010- 2015 và ban hành Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 25/09/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc hỗ trợ học nghề, tạo việc làm và tín dụng cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định được phê duyệt, người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường, có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi, trong độ tuổi lao động và có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm việc làm, vay vốn tạo việc làm sẽ được tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội hoặc tại phiên giao dịch làm việc lưu động tại các điểm giao dịch ở các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, các đối tượng nêu trên còn có thể được hỗ trợ học nghề ở trình độ sơ cấp và học nghề dưới 03 tháng; hỗ trợ học phí học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng; hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; vay vốn tạo việc làm trong nước,… với các mức hỗ trợ cụ thể như: Hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,… Riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhận nhiều lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế theo quy định của pháp luật.

Trước đó các quyết định liên quan được thành phố Hà Nội ban hành như: Quyết định số 86/2009/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội TP. Hà Nội; Quyết định số 3602/QĐ- ngày 16/7/2009 về việc phê duyệt đề án tiếp tục phát triển thị trường lao động TP. Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1972/ QĐ-UBND ngày 11/11/2008 thành lập Ban chỉ đạo điều hành vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm TP. Hà Nội.

Như vậy, trong bối cảnh đô thị hóa của Hà Nội giai đoạn gần đây, với sự đồng bộ từ pháp luật đến các văn bản bản, quyết định cụ thể đã và đang tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích người lao động nông thôn trong vấn đề tạo việc làm. Đối với địa phương đặc biệt như Hà Nội, vừa là thủ đô vừa là một trong hai đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, không gian địa lý được mở rộng những năm gần đây càng tạo áp lực lớn lên vấn đề giải quyết việc làm. Tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn không phải là một giải pháp đơn lẻ mà là một hệ thống giải pháp cần được thực hiện đồng bộ, song song để có được hiệu quả cao nhất là tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa. Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, luận án rút ra các quan điểm để tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa như sau:

- Tạo việc làm cho lao động nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục được các cơ quan chức năng của Hà Nội theo dõi, quản lý. Song, với một đô thị lớn như Hà Nội, trong giai đoạn đô thị hóa diễn ra nhanh thì vấn đề tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn cần được coi là quan điểm xuyên suốt, nhằm làm giảm mạnh áp lực về việc làm cho địa phương, hướng tới phát triển bền vững. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận những đóng góp của khu vực lao động nông thôn Hà Nội trong phát triển kinh tế địa phương, do vậy cần coi khu vực nông thôn là khu vực đặc biệt quan trọng và cần ưu tiên hàng đầu trong các vấn đề về tạo việc làm. Muốn khu vực này có thể đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương cần coi tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn là giải pháp lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Tạo việc làm cho lao động nông thôn cần được thực hiện qua cả các hình thức trực tiếp và gián tiếp. Thúc đẩy phát triển hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho quá trình tạo việc làm được thực hiện thuận lợi, tránh được các bất cập về kỹ năng, trình độ, tác phong, kỷ luật,... Nâng cao chất lượng nhân lực lao động nông thôn cần được thực hiện liên tục và lâu dài, do khu vực này chiếm tỷ trọng lớn và cần thời gian để thay đổi những thói quen trong quá khứ về tư duy nông nghiệp - nông thôn. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ở khu vực nông thôn để thay đổi nhận thức về đào tạo con người góp phần tạo việc làm bền vững, phát triển kinh tế nông thôn.

- Tạo mọi điều kiện để tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đối với từng loại đối tượng lao động, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích kịp thời trong vấn đề việc làm. Hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí đối với lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh, khuyến khích tự tạo việc làm,... Thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước, kết hợp với việc ban hành kịp thời các chính sách để hỗ trợ lao động nông thôn có được việc làm.

- Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân khu vực nông thôn góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế và có được việc làm. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội giúp địa phương có cơ chế hỗ trợ đối với người dân lao động nông thôn, giảm thiểu các gánh nặng về y tế, giáo dục,... Trong đó, những vấn đề về tăng tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cần phải được thực hiện một cách triệt để và kịp thời.

4.2.2. Định hướng

Một số định hướng cho vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội như sau:

Thứ nhất, cần nghiên cứu triển khai các hướng dẫn cụ thể của Luật Việc làm đã được ban hành. Trong đó, Chính quyền địa phương không chỉ có trách nhiệm tạo việc làm mà phải có trách nhiệm định hướng phát triển việc làm hướng tới thúc đẩy và bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động;

Thứ hai, cần gắn kết các chương trình việc làm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Phát triển thị trường lao động đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố. Quán triệt quan điểm tạo nhiều việc làm đối với các cấp của địa phương nhất là những huyện/quận có tốc độ thu hồi đất nông nghiệp lớn. Bên cạnh đó, tổ chức tốt hoạt động dịch vụ việc làm. Hoạt động của các trung tâm Dịch vụ việc làm cần chú trọng đến hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các Trung tâm Dịch vụ việc làm, giữa Trung tâm với các doanh nghiệp và người sử dụng lao động.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, chính sách hỗ trợ họcnghề, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên đối với các đối tượng: người nghèo; người dân tộc thiểu số; vùng nông thôn đặc biệt khó khăn mới sáp nhập về Hà Nội. Tiếp tục thực hiện chiến lược, các chương trình, đề án về việc làm và dạy nghề, nghiên cứu xây dựng chương trình việc làm cho người thất nghiệp, thiếu việc làm.Hơn nữa, cần chú ý dạy nghề theo hướng tạo việc làm tại chỗ, trong đó có đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hoặc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn diện kinh tế và xã hội nông thôn theo tinh

thần “ly nông bất ly hương”, để người lao động sống ở nông thôn sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề có thể tăng khả năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 140 - 180)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w