Mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 114 - 180)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.4.2. Mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn

Công nghiệp nông thôn của Hà Nội đạt được tốc độ tăng trưởng và khắc phục được những hạn chế như: đầu tư tài sản cố định vẫn còn chưa cao, phát triển ngành nghề không cân đối, thiếu vốn, công nghệ chưa được cải tiến nhiều,

năng suất và khả năng cạnh tranh thấp,... Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 được Hà Nội tổ chức và triển khai đạt nhiều kết quả quan trọng. Với nguồn kinh phí quốc gia không nhiều nhưng Hà Nội triển khai được nhiều nội dung phục vụ các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông nghiệp và nông thôn. Hà Nội đã gắn được chương trình khuyến công với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng hiện đại hóa- công nghiệp hóa. Công tác khuyến công góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp chung của toàn thành phố. Hơn 37.000 lao động nông thôn được tạo việc làm trực tiếp và hàng chục nghìn lao động khác được tạo việc làm gián tiếp thông qua các hoạt động khuyến công. Hoạt động khuyến công đã góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động ngoại thành, nhiều xã, làng từ chỗ thuần nông trở thành xã, làng có nghề, đưa kinh tế hộ gia đình phát triển, thu nhập người dân ngày một tăng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn.

Giai đoạn 2008-2012, kinh phí khuyến công của Hà Nội hơn 17 tỷ đồng, nhiều hoạt động hỗ trợ được triển khai hiệu quả cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tổ chức 2 hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ với quy mô gần 932 gian hàng của gần 500 doanh nghiệp Hà Nội và 18 tỉnh, thành trong cả nước tham gia (trong đó khuyến công quốc gia hỗ trợ 182 gian hàng). Có 158 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đã được hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành công nghiệp nông thôn và thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước. Qua các hội chợ có đến 80% doanh nghiệp tìm kiếm được khách hàng mới, 60% doanh nghiệp ký hợp đồng tại hội chợ. Giá trị xuất khẩu trung bình của các doanh nghiệp đạt được thông qua các hợp đồng đã ký tại hội chợ khoảng 15-20 triệu USD. Xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề với quy mô 300m2; Hỗ trợ 4 làng nghề xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể (trong đó khuyến công quốc gia hỗ trợ 2 làng nghề).

Tuy nhiên, những hạn chế trong phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn vẫn còn tồn tại như: Sự gắn kết giữa các doanh nghiệp sản xuất trong cùng ngành nghề còn lỏng lẻo, vai trò của các Hiệp hội ngành nghề chưa phát huy hiệu quả, khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn Hà Nội chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của khu vực này.

Hộp 3.5. Hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động

Với 260 triệu đồng vay từ nguồn vốn chương trình giải quyết việc làm, cùng với vốn vận động cổ phần từ các thành viên, chúng tôi đã đầu tư thêm máy để nâng cấp dây chuyền sản xuất bìa các tông từ 2 lớp lên 3 lớp hoặc 5 lớp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời thu hút mới được trên 15 lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân từ 3 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chúng tôi cũng giải quyết việc làm cho khoảng 12 lao động thời vụ khác để đáp ứng cho các đơn hàng cần hoàn tất trong thời gian ngắn. Hợp tác xã đã giúp nhiều người dân chuyển đổi việc làm năng suất hơn như chị, chị Nguyễn Thị Thoa ở là người ở đây lần đầu tiên thoát ly công việc nhà nông để làm công nhân với mức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. 2 tháng trước, chị Thoa được nhận vào làm công nhân đóng gói bao bì tại HTX bao bì của chúng tôi, với chị ấy đây là công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe của và lại cho thu nhập cao hơn hẳn trồng lúa trong khi vẫn có thể tranh thủ cấy thêm vài sào lúa cho nhu cầu gia đình.

Cùng với chị Thoa, thời điểm đó có hơn 10 công nhân được nhận vào làm tại HTX sau khi chúng tôi được vay 260 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm để mở rộng dây chuyền sản xuất.

(Thành viên Ban chủ nhiệm HTX, Thường Tín, Hà Nội)

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 114 - 180)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w