Khái quát về việclà mở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 92 - 96)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.1.2. Khái quát về việclà mở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội

Theo số liệu 2013 khu vực nông thôn có 2,26 triệu người làm việc, chiếm 61,79% tổng việc làm của thành phố Hà Nội. Giai đoạn 2010-2013, tốc độ tăng việc làm nông thôn là 0,97%/năm, cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động nông thôn, tuy nhiên, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng việc làm chung của Hà Nội (1,35%/năm).

Bảng 3.1. Tỷ lệ lao động có việc làm khu vực nông thôn so với toàn thành phố theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2013

Năm 2010 2011 2012 2013

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 93,92 90,95 92,93 93,45 Công nghiệp và xây dựng 72,33 69,96 73,01 72,58

Thương mại và dịch vụ 39,51 38,34 38,05 38,82

Bảng 3.2. Lao động có việc làm của Hà Nội theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2013

Năm Tổng số lao động có việc làm (người) 2010 2011 2012 2013

Tổng số 3.506.987 3.485.620 3.606.87

8 3.649.029

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 820.130 878.113 867.394 891.899

Công nghiệp và xây dựng 1.103.743 979.739 1.026.67

1 1.038.56 7 Thương mại và dịch vụ 1.583.114 1.627.768 1.712.81 3 1.718.56 3

Trong đó nông thôn 2.194.195 2.108.153 2.207.45

0

2.254.46 1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 770.302 798.623 806.071 833.524

Công nghiệp và xây dựng 798.350 685.427 749.600 753.775

Thương mại và dịch vụ 625.543 624.104 651.779 667.161

Nguồn: Tổng cục Thống Kê(2010, 2011, 2012, 2013)

Giai đoạn 2010 – 2013 lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng tăng lên đạt 891,89 nghìn người, chiếm 37,0% tổng số việc làm năm 2013. Lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và qui mô có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2010-2013, lao động nông nghiệp nông thôn tăng 2,67%/năm, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức tăng lao chung bao gồm cả khu vực thành thị 2,89%/năm. Kết quả, tỷ lệ lao động làm trong ngành nông nghiệp ở nông thôn năm 2010 chiếm 93,92%, giảm xuống 93,45% vào năm 2013 (833,52 nghìn người).

Về cơ cấu ngành trong khu vực nông thôn, có sự khá cân đối sự phát triển giữa các ngành. Năm 2013, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 37% so với ngành Công nghiệp và xây dựng (33,4%) và Thương mại và Dịch vụ (29,6%) thì không có sự chênh lệch quá cao đối với một thành phố như Hà Nội.

Lao động ngành Công nghiệp và xây dựng, những năm gần đây có xu hướng giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Trong giai đoạn 2010-2013, lao động Công nghiệp và xây dựng giảm đáng kể 14,8 nghìn người. Mức giảm bình quân giai đoạn 2010-2013 của cả thành phố là -1,76% trong khi ở khu vực nông thôn -1,41%. Năm 2013, lao động ngành Công nghiệp và Xây dựng nông thôn đạt 753,7 nghìn người, chiếm 33,4% so với ngành còn lại.

Hình 3.3. Cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông thôn theo 3 nhóm ngành kinh tế chính, giai đoạn 2010-2013

Giai đoạn 2010 - 2013 lao động trong ngành Thương mại và dịch vụ ở nông thôn tăng khá nhanh, 13,87 nghìn người/năm và mức tăng bình quân 2,19%/năm. Số lao động ngành Thương mại và dịch vụ đạt 667,1 nghìn người năm 2013. Tỷ trọng lao động ngành Thương mại và dịch vụ ở khu vực nông thôn luôn được cải thiện, năm 2010 chiếm 28,5 đến năm 2013 tăng lên 29,6%. Mặc dù mức tăng của khu vực nông thôn chỉ chiếm khoảng 30% (13,87 nghìn người so với 45,15 nghìn người) so với mức tăng chung của Hà Nội nhưng đó là kết quả tích cực khi có sự đóng góp của việc chuyển đổi lao động từ các ngành khác sang ngành Thương mại và dịch vụ.

Xem xét theo nhóm nghề nghiệp, từ số liệu điều tra Lao động việc làm năm 2013 có thể thấy trên 71% lao động nông thôn làm các nghề giản đơn; đứng thứ hai là nhóm thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan (bán hàng, thợ xây dựng, thợ chế biến lương thực thực phẩm, thợ cơ khí và sửa chữa máy móc…), chiếm 11,63%; lao động có kỹ thuật trong nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5,29%.

Bảng 3.3. Cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn

Đơn vị: % Nhóm nghề cấp 1 Năm 2010 2011 2012 2013 Tổng số 100.0 0 100.00 100.0 0 100.00 1. Lãnh đạo trong các ngành, các cấp và đơn vị 0,44 0,64 0,69 0,69 2. CMKT bậc cao trong các lĩnh vực 4,32 5,06 4,88 5,10 3. CMKT bậc trung trong các lĩnh vực 3,77 3,79 3,60 2,97 4. Nhân viên trong các lĩnh vực 1,24 1,13 2,19 1,87 5. Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ,

bán hàng có kỹ thuật 16,20 14,95 16,44 16,15 6. LĐ có kỹ thuật trong nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản 0,29 1,36 0,28 0,57 7. Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ

thuật khác có liên quan 24,83 23,00 23,88 24,93 8. Thợ có kỹ thuật lắp ráp, vận hành máy

móc, thiết bị 9,14 7,46 7,01 6,26 9. Lao động giản đơn 39,47 42,28 40,66 41,39 10. Các nghề khác không phân loại 0,30 0,33 0,38 0,06

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010, 2011, 2012,2013)

Khu vực nông thôn đang có những thay đổi quan trọng. Các nghề nghiệp giản đơn có xu hướng giảm đi và thay bằng những nghề có hàm lượng kỹ thuật. Cụ thể các nghề thuộc nhóm quản lý, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung tăng đáng kể. Các việc làm mới được tạo ra chủ yếu trong khu vực kinh tế chính

thức và chiếm tỷ lệ cao ở nhóm nghề thợ thủ công có kỹ thuật và thợ lắp ráp vận hành máy móc thiết bị. Tỷ lệ lao động trong hai nhóm nghề này đã tăng từ 8,14% năm 2000 lên 14,05% năm 2009.

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w