Giải pháp theo hướng tăng trưởng

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 151 - 154)

5. Những đóng góp mới của luận án

4.3.5. Giải pháp theo hướng tăng trưởng

Thông qua phát triển kinh tế xã hội sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế ngược lại qua việc làm mới tạo ra, người lao động sẽ tạo thêm được của cải vật chất cho xã hội. Do vậy, trong bối cảnh đô thị hóa, tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội của khu

vực nói riêng và địa phương nói chung. Phát triển kinh tế xã hội tại nông thôn cần hướng tới đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn là biện pháp chủ yếu, chung nhất để tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội. Thực tế đã chứng minh, các chương trình, dự án đầu tư vào khu vực nông thôn đã tạo ra bộ mặt mới cho các khu vực nông thôn Hà Nội. Tuy nhiên, địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng, tốc độ đô thị hóa khá cao so với cả nước thì nhu cầu việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp càng trở nên cấp bách hơn. Lồng ghép các chương trình tạo việc làm với các chương trình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội sẽ tạo môi trường phát triển kinh doanh lành mạnh.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế hiện nay các địa phương trong cả nước đều có xu hướng mở rộng thu hút đầu tư với các ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội. Hà Nội không nằm ngoài xu thế đó và phải cạnh tranh với các địa phương khác. Theo một khảo sát(Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2014) về môi trường đầu tư vừa được Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới công bố gần đây thì Hà Nội là một trong những địa phương có môi trường đầu tư kém thân thiện nhất. Hà Nội đứng thứ 50 về môi trường đầu tư trong tổng số 63 địa phương được khảo sát. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường đầu tư – kinh doanh của Hà Nội kém sức cạnh tranh so với các địa phương khác. Như vậy, có thể thấy hoạt động thu hút đầu tư của Hà Nội còn hạn chế, làm giảm khả năng tạo việc làm cho địa phương, đặc biệt là tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Hà Nội cần có các biện pháp để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa như:

-Cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường thu hút Đầu tư nước ngoài ở Hà Nội;

-Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành/sản phẩm theo hướng gắn kết với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đặt ra trong Kế hoạch phát triển Hà Nội thời kỳ 2010 – 2020

cũng như Chiến lược thu hút, sử dụng đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài đến năm 2015 và những năm tiếp theo;

-Hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư, gồm: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, Chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư, Chính sách thương mại và thị trường, Chính sách đất đai, Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu, Chính sách phát triển hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, Chính sách phát triển nguồn nhân lực,...;

Khuyến khích phát triển sản xuất

Đặc điểm lao động của Hà Nội là tỷ lệ lao động trong khu vực phi chính thức chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, phát triển đầu tư sản xuất trên diện rộng, đa dạng hóa hình thức tham gia và thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế là định hướng căn bản để tạo việc làm. Đặc biệt, chú trọng thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực phi chính thức tạo nhiều việc làm, hỗ trợ nhóm lao động yếu thế tham gia vào thị trường lao động. Ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống của Hà Nội như: Làng nghề Sơn khảm thôn Ngọ (huyện Phú Xuyên); Làng nghề Sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín); Làng nghề Mây tre đan thôn Phú Vinh (Chương Mỹ); Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức); Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); Làng nghề Gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh);.... Ưu điểm của các ngành nghề truyền thống là giải quyết và khai thác tốt lao động tại chỗ, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường do đã khẳng định được thương hiệu.

Về Sản xuất nông nghiệp, đây không phải là thế mạnh của Hà Nội, năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, ít vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn... Do vậy Hà Nội cần đẩy mạnh các chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung. Theo đó, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

4.3.6. Tăng cường thông tin thị trường lao động và tuyên truyền chính sáchviệc làm

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w