5. Những đóng góp mới của luận án
2.1.3. Khái quát nguồn nhân lực khu vực nông thôn Hà Nội
Hà Nội là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nước, sự phát triển của Hà Nội có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Đặc biệt, Hà Nội nằm trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là một địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm do vậy, do đó tốc độ đô thị hóa những năm vừa qua diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của người lao động khu vực nông thôn, nhất là nhóm lao động bị thu hồi đất. Từ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, có thể thấy mật độ dân số chung toàn thành phố là 1.926 người/km2, (cao hơn 7,4 lần mật độ dân số cả nước 256 người/km2) và phân bố không đều giữa các quận, huyện, thị xã. Nơi có mật độ dân số cao nhất là quận Đống Đa 36.550 người/km2, quận Hai Bà Trưng 29.368 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Ba Vì 576 người/km2.
Năm 2013 dân số trung bình có 6,96 triệu người, trong đó dân số nông thôn là 3,95 triệu người. Giai đoạn 2010-2013, dân số nông thôn tăng chậm, tốc độ 0,87%/năm, bằng ¼ so với tốc độ tăng của khu vực thành thị.
Bảng 2.2. Dân số trung bình và nông thôn của Hà Nội
(Đơn vị: người)
Năm Thành thị Nông thôn Tổng
2010 2.709.905 3.852.041 6.561.946
2011 2.893.499 3.806.062 6.699.561
2013 3.006.402 3.957.682 6.964.084
Tốc độ tăng (%) 3,49 0,87 1,97
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010, 2011, 2012, 2013)
Tỷ trọng dân cư nông thôn vẫn ở mức cao, song đang có xu hướng giảm, từ 58,5% năm 2010 xuống còn 56,1% năm 2012, nhưng tăng ngược trở lại 56,8% vào năm 2013. Đây có thể là do quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã làm giảm tỷ trọng dân số ở khu vực nông thôn, nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế của cả nước, người lao động khi mất việc làm ở khu vực thành thị, ở các khu công nghiệp thì có xu hướng quay trở về khu vực nông thôn để làm việc và sinh sống như một lưới an sinh.
[47.59,53.4] (53.4,73.63] (73.63,76.85] (76.85,81] (81,81.85] (81.85,89.47] (89.47,90.01]
Hình 2.1. Tỷ lệ dân số nông thôn - Vùng đồng bằng Sông Hồng
Nguồn: Tác giả vẽ trên sự trợ giúp của phần mềm Stata
Về độ tuổi, dân số nông thôn trẻ hơn, với tỷ lệ người phụ thuộc cao hơn: Trong khi dân số dưới 15 tuổi chiếm 24,33% cao hơn so với mức 21,58% của thành thị, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi của nông thôn thấp hơn (12,23% so với 15,91% của khu vực thành thị). Nguyên nhân là do số lượng lớn dân số từ 15-60
tuổi đã rời nông thôn ra thành thị để học tập và làm việc. Dân số sống ở khu vực thành thị có trên 2,63 nghìn người và ở khu vực nông thôn là hơn 3,81nghìn người. Tỷ trọng dân số ở khu vực thành thị là 40,8%, nhiều hơn 34,75% vào năm 1999 và bằng 10,37% dân số thành thị của cả nước. Tỷ lệ tăng dân số khu vực thành thị bình quân mỗi năm trong thời kỳ 1999-2009 là 3,76%; trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 1,12%. Trong 1,2 triệu người tăng lên giữa hai cuộc Tổng điều tra có 812 nghìn người ở khu vực thành thị chiếm 66,9% và 401 nghìn người ở nông thôn chiếm 33,1%.
Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động (15+) ở khu vực nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Bảng 2.3 cho thấy năm 2010 lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 85,6% đến năm 2013 giảm còn 81,47% mức giảm khá chậm.
Bảng 2.3. Cơ cấu trình độ CMKT của dân số trên 15 tuổi khu vực nông thôn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2013
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Năm
2010 2011 2012 2013
Số tuyệt đối (người)
Tổng số 2.895.343 2.911.540 2.899.955 2.985.859
Không có CMKT 2.478.552 2.490.499 2.383.720 2.432.584
Sơ cấp nghề 87.018 49.125 117.890 161.272
Trung cấp nghề 46.270 63.454 68.842 45.886
Trung cấp chuyên nghiệp 120.413 128.497 126.968 118.957
Cao đẳng nghề 7.915 9.264 8.859 16.699 Cao đẳng 43.079 58.172 59.743 58.887 Đại học 112.096 112.529 133.934 151.574 Cơ cấu (%) Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 Không có CMKT 85,60 85,54 82,20 81,47 Sơ cấp nghề 3,01 1,69 4,07 5,40 Trung cấp nghề 1,60 2,18 2,37 1,54
Cao đẳng nghề 0,27 0,32 0,31 0,56
Cao đẳng 1,49 2,00 2,06 1,97
Đại học 3,87 3,86 4,62 5,08
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010, 2011, 2012, 2013)
Giai đoạn 2010-2013, lao động nông thôn học nghề có sự gia tăng về số lượng trong đó tập trung chủ yếu ở trình độ sơ cấp nghề (tăng 74,255 người so với cao đẳng nghề 8,785 người). Nhóm lao động ở trình độ trung cấp, cả ở trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp đều giảm xuống về cả số lượng, tỷ trọng. Một dấu hiệu tích cực là lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đã tăng lên trong những năm gần đây. Số lao động có trình độ cao đẳng đã tăng từ 43,07 nghìn người năm 2010 lên 58,8 nghìn người năm 2013. Tương tự, số lao động có trình độ đại học năm 2010 là 112,09 nghìn người tăng lên 151,57 nghìn người năm 2013.