0
Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Các lý thuyết về tạo việclàm khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 32 -39 )

5. Những đóng góp mới của luận án

1.1.5. Các lý thuyết về tạo việclàm khu vực nông thôn

Lý thuyết John Maynard (Keynes, 1936)

Tạo việc làm được nhắc đến trong tác phẩm "Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" xuất bản năm 1936 của Keynes. Theo đó, tạo việc làm được

xem xét trong mối quan hệ giữa sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm – việc làm. Theo đó, trong một nền kinh tế, khi sản lượng tăng, thu nhập tăng, đầu tư tăng thì việc làm được tạo ra nhiều hơn và ngược lại. Khi tổng thu nhập tăng người dân có xu hướng tăng tiêu dùng, song tốc độ tăng của tiêu dùng lại chậm hơn so với tăng thu nhập và người dân có khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so với thu nhập dẫn đến một số hàng hóa và dịch vụ không có khả năng bán được dẫn đến thừa hàng hóa. Thừa hàng hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng tới sản xuất ở chu kỳ tiếp theo dẫn đến số lượng việc làm giảm và làm tăng thất nghiệp - tạo việc làm trong các doanh nghiệp bị hạn chế. Mặt khác, khi quy mô đầu tư tư bản tăng thì hiệu quả cận biên của tư bản đầu tư có xu hướng giảm sút tạo nên giới hạn chật hẹp về thu nhập của người sản xuất trong đầu tư tương lai. Các nhà sản xuất chỉ tích cực mở rộng đầu tư khi hiệu quả cận biên của tư bản cao hơn lãi suất. Ngược lại, khi hiệu quả cận biên của tư bản nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất sẽ không thu hút sự đầu tư dẫn đến quy mô sản xuất bị thu hẹp, khiến việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Keynes (1936) cho rằng, để số lượng việc làm được tạo ra nhiều hơn và giảm thất nghiệp phải tăng tổng cầu của nền kinh tế. Thông qua tăng trực tiếp các khoản chi tiêu chính phủ hoặc các chính sách khuyển khích đầu tư tư nhân, của các tổ chức kinh tế xã hội để kích thích tiêu dùng nhằm tăng tổng cầu qua đó tạo việc làm. Các biện pháp: hạ lãi suất cho vay, giảm thuế, trợ giá đầu tư, in thêm tiền giấy đến cả sản xuất vũ khí,… được Keynes chỉ ra nhằm mực đích tăng ngân sách nhà nước, tăng đầu tư, bù đắp các khoản chi tiêu của Chính phủ và tăng tổng cầu.

Ưu điểm của lý thuyết về việc làm của Keynes (1936) được xây dựng dựa trên các giả định đúng với các nước phát triển, tuy nhiên nhược điểm là các giả thuyết đó không hoàn toàn phù hợp với các nước đang phát triển. Nhược điểm trên là do hầu hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để gia tăng sản lượng, tạo việc làm không phải do tổng cầu không đủ cao còn đối với các nước đang phát triển, khi tổng cầu tăng sẽ kéo theo tăng giá cả, dẫn đến lạm phát. Do vậy, biện pháp tăng tổng cầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng

với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ. Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vực thành thị và một số trung tâm công nghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng. Điều này có thể làm suy giảm việc làm và sản lượng quốc dân của cả nước.

Thất nghiệp, việc làm ở các nước đang phát triển theo quan điểm của Nafziger

Vấn đề tạo việc làm là mối quan tâm lớn ở các nước đang phát triển. Phát triển sản xuất, giải quyết thù lao xứng đáng cho người lao động là biện pháp quan trọng và cơ bản để giảm nghèo đói và bất bình đẳng ở các nước kém phát triển. Ở các nước kém phát triển có tình trạng thất nghiệp cao do trình độ sử dụng lao động thấp. Những người thất nghiệp chủ yếu là thanh niên ở thành thị, có trình độ là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định chính trị, xã hội. Đặc biệt, cùng quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá xuất hiện sự di chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn vào đô thị, công nghiệp do những khu vực này tạo ra nhiều việc làm. Nhưng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh, không có lộ trình hợp lý sẽ có tác động ngược lại (Wayne,1998). Một số vấn đề chính Nafziger đề cập như sau:

* Các hình thức thất nghiệp: Thất nghiệp "thực sự" (là những người không có việc làm, đang tích vực tìm việc, thường là ở thành thị, tuổi trẻ, có cả những người có trình độ văn hoá tốt). Những người không được sử dụng hết khả năng của mình được thống kê vào dạng thiếu việc làm, ở nhóm này có nhiều loại không sử dụng hết thời gian ("thất nghiệp giả"); những người làm nội trợ, người giúp việc gia đình, đang đi học được gọi là "thất nghiệp ẩn", nghỉ hưu non, yếu sức, làm việc không năng suất cũng được xếp vào nhóm này.

* Vấn đề di cư nông thôn - thành thị (hoặc đô thị hóa biến nhiều vùng nông thôn trở thành đô thị) đã làm tăng “sức ép việc làm" ở các đô thị. Theo Lewis nguyên nhân của di cư là do sức hút thu nhập cao. Mặt khác, Harris and Todaro (1970) lại cho là do kỳ vọng còn khoảng chênh về đời sống quyết định. Do đó, tạo việc làm cho lao động nông thôn càng trở nên quan trọng trong việc

làm giảm “sức ép việc làm”. Theo lí thuyết của Keynes (1936) thất nghiệp do thiếu hụt tổng cầu nhưng ở những nước kém phát triển sản lượng phản ứng chậm đối tăng cầu và chính sách tài chính có thể kém hữu hiệu khi vấn đề tạo việc làm ở khu vực nông thôn không được giải quyết tốt sẽ có các hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị hoặc biến nhiều vùng nông thôn thành thành thị. Trong thị trường lao động, có sự tách rời giữa việc làm và sản lượng từ công nghệ không thích hợp. Khác với các nước phát triển dư thừa vốn, nhưng thiếu lao động, các nước kém phát triển lại thừa lao động, thiếu vốn. Giá vốn cao hơn, trong khi giá lao động lại thấp. Nếu trong đầu tư công nghệ lựa chọn chưa thích hợp sẽ tạo được ít việc làm và làm gia tăng thất nghiệp.

* Wayne and Nafziger (1998) giành nhiều tâm huyết để chỉ ra nguyên nhân và các chính sách khắc phục thất nghiệp ở các nước kém phát triển:

- Về nguyên nhân thất nghiệp. Ông quan tâm đến các nguyên nhân đặc biệt như: Sự không phù hợp về công nghệ; giá các yếu tố sản xuất bị méo mó, tình trạng thất nghiệp trong những người được đào tạo,...

- Về các chính sách giảm thất nghiệp ông quan tâm đến chính sách về dân số, chính sách hạn chế di cư từ nông thôn ra thành thị (chính sách phát triển kinh tế nông thôn); chính sách lựa chọn công nghệ thích hợp (công nghệ phù hợp vừa tiết kiệm vốn và thu hút được nhiều lao động - tạo nhiều việc làm). Chính sách làm giảm thiểu sự méo mó của giá cả yếu tố sản xuất (khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn; chính sách tăng giá hối đoái,…); chính sách giáo dục; chính sách theo hướng tăng trưởng;…

Mô hình phát triển của Lewis

Vấn đề tạo việc làm cũng được thể hiện qua lý thuyết này của Arthur (1954) - nhà kinh tế học Jamaica ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX, được giải thưởng Nobel 1979. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu - tạo thêm nhiều việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh

tế phát triển do trong khu vực nông nghiệp, đất đai chật hẹp, lao động lại quá dư thừa. Ngoài số lao động cần đủ cho sản xuất nông nghiệp, còn có lao động thừa làm các ngành nghề trung gian nhỏ lẻ, buôn bán nhỏ, phục vụ trong gia đình và lao động phụ nữ. Số lao động dôi dư này không có công ăn việc làm, hay nói cách khác, họ không có tiền lương và thu nhập. Vì vậy, tạo nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sẽ di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Theo mô hình này, kết quả đem lại có thể là: thứ nhất là, chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, chỉ để lại lượng lao động đủ để tạo ra sản lượng cố định. Từ đó nâng cao sản lượng theo đầu người đồng thời tạo việc làm cho số lao động dôi dư trong nông nghiệp. Thứ hai, việc di chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao sức tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2008).

Mặc dù mô hình Lewis có tác dụng nhất định trong hướng dẫn phân tích và hoạch định chính sách giải quyết việc làm nhưng không thể áp dụng máy móc mô hình này vào Việt Nam vì các giả định này chỉ phù hợp với kinh tế các nước phương tây. Với giả định thứ nhất, ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng của khu vực hiện đại ở thành thị và tăng việc làm có thể trái ngược nhau; với giả định thứ hai, ở Việt Nam tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn nông thôn, chứ không toàn dụng được lao động.

Mô hình Harry T. Oshima dẫn theo Nguyễn Thị Đông (2008)

Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm nhiều trong lý thuyết củaOshima. Dựa trên điểm khác biệt giữa sản xuất nông nghiệp ở các nước Châu Á và Châu Âu, Oshima đã đưa ra mô hình phát triển hai khu vực ở các nước Châu Á. Khác với Arthus và một số nhà kinh tế học phát triển khác, T.Oshima cho rằng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước châu Á thì không phải lúc nào cũng có tình trạng dư thừa lao động nông thôn. Ông đưa ra lý do là nền nông nghiệp ở các nước châu Á có tính thời vụ rất cao và sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào vụ thu hoạch, sẽ không có sự dư thừa lao động và có thể còn bị thiếu lao động. Oshima cho rằng tình trạng dư thừa lao động chỉ diễn ra vào lúc nông nhàn. Do vậy, nếu áp dụng như mô hình chuyển dịch của Lewis-Fei-

Renis sẽ không thích hợp ở các nước châu Á.

Mô hình của Oshima xuất phát từ việc cho rằng việc đầu tư nhiều vào nông nghiệp trong ngắn hạn là không thực hiện được do nền kinh tế ở các nước đang phát triển thường ở trọng tình trạng thiếu các nguồn lực về vốn và khoa học công nghệ. Do vậy, để khắc phục tình trạng lao động theo mùa vụ ở khu vực nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, Oshima phải tiến hành theo ba bước. Trong đó vấn đề việc làm và tạo việc làm được nhấn mạnh. Tạo việc làm được nhấn mạnh ở bước đầu tiên để bắt đầu cho quá trình tăng trưởng. Tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi. Oshima cho rằng do các nước đang phát triển ở Châu Á cơ giới hóa chưa được áp dụng nhiều nên tăng công ăn việc làm bằng mở rộng quy mô canh tác là hết sức khó khăn. Do vậy, biện pháp cơ bản là tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, mở rộng chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp. Khi được tạo việc làm thu nhập người dân tăng lên tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước hỗ trợ từ tiêu thụ nông sản từ xây dựng hệ thống kênh mương, mở rộng các dịch khuyến nông, tổ chức các dịch vụ nông thôn,… Cùng với việc gia tăng số lượng lao động trong khu vực nông nghiệp là sự tăng sản lượng trong khu vực này. Điều đó sẽ dẫn tới nhu cầu nhập khẩu lương thực giảm xuống đồng nghĩa với việc tiết kiệm ngoại tệ và tạo ra khả năng xuất khẩu lương thực, tăng nguồn thu ngoại tệ và kết quả là nguồn ngoại tệ của quốc gia sẽ dồi dào hơn để nhập khẩu các máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động từ đó tạo nhiều việc làm. Đến giai đoạn 2, hướng tới việc làm đầy đủ, tiến hành đa dạng hóa nông nghiệp, tạo việc làm nhiều hơn trong lĩnh vực phi nông nghiệp như đầu tư chế biến lương thực, thực phẩm, đồ gỗ,… Khi đó sự phát triển nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng thị trường cho khu vực công nghiệp, tạo cơ hội tăng quy mô sản xuất công nghiệp cũng như về các hoạt động dịch vụ. Khi đó, việc làm phi nông nghiệp được tạo ra nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ. Quá trình này diễn ra trong nhiều năm cho đến khi khả năng tạo việc làm vượt quá tốc độ tăng lao động làm cho thị trường bắt đầu thu hẹp, tiền

lương thực tế tăng lên, quá trình này còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng dân số và khả năng giải quyết việc làm của từng nước. Bước thứ ba, sau khi có việc làm đầy đủ, quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh tiền lương thực tế trong nông nghiệp có xu hướng tăng dần với tác động ngày càng nhanh. Dần dần máy móc sẽ thay thế bớt cho lao động chân tay vì lúc này sử dụng máy móc sẽ rẻ hơn sử dụng nhân công. Công nghệ, phương tiện hiện đại tạo điều kiện cho việc thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp trong khi sản lượng nông nghiệp vẫn tăng lên. Công nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động tạo nhiều việc làm, tuy nhiên việc mở rộng các ngành này đồng nghĩa với việc sự thiếu hụt cung lao động ở khu vực nông nghiệp cho khu vực công nghiệp trong khi thị trường nông thôn cũng đạt đến trạng thái toàn dụng nhân công, tiền công tăng lên đồng thời khu vực dịch vụ cũng mở rộng. Do vậy, liên tục có sự tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tóm lại, trong mô hình phát triển của Oshima, tạo việc làm là tiền đề cho sự tăng trưởng (dẫn theo Nguyễn Thị Đông, 2008).

Các lý thuyết khác

Tạo việc làm thông qua thành lập doanh nghiệp ở các ngành, trong lý thuyết kinh tế học hiện đại với Mankiw (1997), hành vi của các doanh nghiệp khi gia nhập hoặc rời bỏ thị trường được dựa trên cơ sở so sánh giữa tổng doanh thu và tổng chi phí dự kiến, nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí bỏ ra trong dài hạn các doanh nghiệp sẽ gia nhập thị trường. Tuy nhiên lý thuyết này mang tính chất mô tả về mặt hành vi của doanh nghiệp, và chỉ gián tiếp phản ánh vấn đề tạo việc cho người lao động thông qua quyết định gia nhập thị trường tạo điều kiện mở rộng việc làm cho nền kinh tế.

Tạo việc làm thông qua việc tự tạo việc làm được nhắc đến trong Lý thuyết về “Cách mạng công nghệ”. Theo Nelson and Winter (1982) và Malerba and Orsenigo (1996) những ngành có môi trường công nghệ phát triển nhanh chóng tạo ra khả năng thu hút sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới nhiều hơn những ngành khác, chẳng hạn đối với ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong những ngành này xu hướng tự tạo việc làm xảy ra nhiều hơn

những ngành khác.

Tạo việc làm gián tiếp phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của các ngành. Theo lý thuyết (Jovanovic, 1994; Klepper, 1996)“Vòng đời của ngành” giai đoạn phát triển của ngành quyết định đến việc gia nhập của các doanh nghiệp. Khi một ngành đang ở giai đoạn mới phát triển, thì rào cản gia nhập là thấp nhất sẽ thu hút sự gia nhập ngành nhiều hơn của các doanh nghiệp mới tạo điều kiện gia tăng việc làm - tạo nhiều việc làm và ngược lại khi ngành đã phát triển đầy đủ, ngành không còn hấp dẫn cho các doanh nghiệp mới, có thể còn xảy ra hiện tượng rút khỏi ngành làm số việc làm bị giảm xuống- suy giảm việc làm. Tuy nhiên, mặt khác có hiện tượng những ngành có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động lại càng thu hút thêm các doanh nghiệp mới gia nhập qua đó tạo thêm nhiều việc làm. Mô hình của Horvath (2001) giải thích rằng bằng cách theo dõi các doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng các doanh nghiệp này càng nhiều

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 32 -39 )

×