5. Những đóng góp mới của luận án
1.2.3. Tạo việclàm cholao động nông thôn ở một số địa phương Việt
Kinh nghiệm của Hà Nam
Hà Nam là địa phương đã thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế nhằm thu hút lao động vào các khu công nghiệp và tạo ra nhiều chỗ làm cho người lao động. Với mục tiêu phát triển kinh tế để tạo việc làm là định hướng quan trọng nhằm giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định việc làm, tỉnh Hà Nam đã làm tốt công tác này. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra khá nhanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cũng có sự thay đổi, đồng thời thực hiện tốt công tác đào tạo nghề ngắn hạn, vay vốn tín dụng đã tạo nhiều việc làm thông qua các dự án nhỏ ở địa phương như kinh tế trang trại, kinh tế hộ qua đình, các tổ hợp sản xuất, các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống và dịch vụ nông nghiệp. Công tác XKLĐ cũng được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Qua những năm triển khai công tác xuất khẩu lao động đã có hàng ngàn đoàn viên thanh niên, hội viên được tư vấn giải quyết việc làm và đã tham gia giới thiệu lực lượng lớn lao động đi xuất khẩu các nước như Đài Loan, Quatar, Nhật, Hàn Quốc,…(UBND tỉnh Hà Nam, 2014) 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 8.648 người, đạt 55,7% kế hoạch năm (nữ: 4.208 người), trong đó có 434 người đi xuất khẩu lao động và có khoảng 11.120 người có việc làm thêm.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nam đã hỗ trợ tuyển được 429 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có 61 lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn hoàn thiện các thủ tục đi xuất khẩu lao động. Đoàn thí sinh của tỉnh tham dự Hội thiTay nghề quốc gia lần thứ VIII năm 2014 với 03 thí sinh dự thi, kết quả có 02 thí sinh đạt giải ba (nghề Mộc dân dụng và Mộc mỹ nghệ), 01 thí sinh đạt giải khuyến khích nghề Công nghệ ô tô.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định cho vay 2.077 dự án từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm với tổng số tiền 4,644 tỷ đồng, thu hút tạo việc làm cho 2.322 lao động.
Trung tâm Giới thiệu việc làm đã tổ chức khảo sát nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 06 phiên giao dịch việc làm tại trung tâm và 10 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các địa
phương thu hút 538 người tham gia đăng ký tìm việc làm và giới thiệu vào làm việc tại 135 đơn vị, doanh nghiệp. Tiếp nhận, tư vấn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho 900 người lao động, quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 654 người lao động với tổng số tiền chi trả 5,636 tỷ đồng. Tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho 2.257 người, duy trì vận hành hoạt động có hiệu quả 02 Wesite: vlhanam.vieclamvietnam.gov.vn; Vieclamhanam.vn; tổ chức đăng tin tuyển dụng của 318 đơn vị, doanh nghiệp và có 31.860 lượt người truy cập để tìm kiếm thông tin việc làm.
Hiện nay Đề án "Đào tạo 1.000 lao động ngành công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2016" gồm tổ chức dạy tiếng Nhật, văn hóa Nhật và quy trình quản lý chất lượng 5S của Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đã xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Thời gian tới, tỉnh rà soát quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh sau khi sáp nhập trung tâm dạy nghề cấp huyện và trung tâm giáo dục thường xuyên; triển khai điều tra cung - cầu lao động tại các thôn xóm và khảo sát nhu cầu sử dụng lao động có nghề trong các doanh nghiệp; tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động trong các loại hình doanh nghiệp theo Đề án 31; thực hiện tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề và thông tin thị trường lao động; chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt công tác tuyển sinh. Các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dạy nghề.
Kinh nghiệm của Hải Dương
Hải Dương là địa phương nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây
giáp tỉnh Hưng Yên. Theo quy hoạch từ năm 2007, Hải Dương nằm trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp.
Nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hải Dương luôn coi vấn đề giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. UBND tỉnh đã xây dựng chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2010-2015 với một số chỉ tiêu chính như: Tạo việc làm mới cho từ 15.000 đến 20.000 lao động/năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 5,5 % năm 2010 xuống còn 3,5% năm 2012; Nâng cao thời gian lao động ở nông thôn từ 82,5% năm 2010 lên 85% năm 2012; Số lao động qua đào tạo đến năm 2012 đạt 35%;… Đến nay đã đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2013 chỉ còn 1,7%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,4% (tính thêm nhóm công nhân kỹ thuật không bằng),…
Những kết quả trên có được do các cấp, các ngành của tỉnh đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp phát triển kinh tế xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Kết cấu hạn tầng phát triển mạnh, đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ. Hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được củng cố, tăng cường. Các trung tâm khuyến nông đã phối hợp với các đoàn thể để mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, xử lý chất thải công nghiệp, hóa thực phẩm, …thu hút hơn 600 nghìn lượt nông dân tham gia. Những giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên đã thu hút và giải quyết việc làm cho gần 75.000 lao động.
Nổi bật trong công tác tạo việc làm ở tỉnh Hải Dương là xuất khẩu lao động. Hải Dương là tỉnh được Bộ LĐTB&XH chọn làm điểm mô hình liên thông giữa địa phương và các công ty xuất khẩu lao động. Tinh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao và kịp thời ban hành nhiều có chế, chính sách phù hợp. Công tác tạo nguồn, đào tạo người lao động được thực hiện tốt. Các thủ tục làm hồ sơ, khám sức khỏe, vay vốn…đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Từ năm 2010 - 2012, toàn
tỉnh đã xuất khẩu được gần 24.000 lao động (chiếm 6,6% số lao động được giải quyết việc làm), phần lớn là xuất khẩu sang Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Hải Dương cũng có những giải pháp trực tiếp giải quyết việc làm mang lại kết quả tích cực như đề án cho vay vốn hỗ trợ việc làm đã tạo việc làm được cho 16.000 lao động. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp, Hải Dương thực hiện đề án 1956/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” giúp cho công tác dạy nghề chung có nhiều chuyển biến rõ rệt. Những năm qua, các cơ sở dạy nghề và truyền nghề trong tỉnh đã dạy nghề cho hơn 94.000 lao động, nâng số lao động qua đào tạo nghề từ 190.000 người (năm 2010) lên hơn 200.000 người năm 2012. Tính đến thời điểm năm 2012 số lao động qua đào tạo đạt 28,8% (vượt 1,7% kế hoạch). Chất lượng lao động được cải thiện là một trong những tiền đề lớn giúp Hải Dương tạo việc làm hiệu quả cho người lao động, đặc biệt đối với lao động khu vực nông thôn đã qua đào tạo các lớp nghề ngắn và dài hạn (UBND tỉnh Hải Dương, 2013).