5. Những đóng góp mới của luận án
2.2.5. Phương pháp phân tích
2.2.5.1. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phương pháp nghiên cứu kinh tế dựa trên cơ sở của phương pháp thống kê. Đây là phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế. Sử dụng phương pháp thu thập số liệu gián tiếp và trực tiếp. Phương pháp này dùng để hệ thống hoá và phát triển các tài liệu điều tra, từ đó rút ra các quy luật thể hiện mối quan hệ qua lại
của các nhân tố riêng biệt; đánh giá kết quả của các nhân tố đối với kết quả và hiệu quả của việc chuyển đổi nghề cho nông dân. Mặt khác kết quả, hiệu quả lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, do đó phải sử dụng phương pháp phân tổ thống kê.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này áp dụng trong việc mô tả các tình hình chung của số liệu thống kê
- Phương pháp phân tổ thống kê: Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số, để tính toán các chỉ tiêu phục vụ quá trình nghiên cứu. Các chỉ tiêu phân tích có thể phân loại theo một chỉ tiêu hoặc phối kết hợp hai hay nhiều chỉ tiêu tuỳ thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp thống kê so sánh: Để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, quá trình; kết quả và hiệu quả quá trình tạo việc làm cho lao động nông thôn. Phương pháp so sánh được áp dụng trong phân tích để thấy ra sự khác biệt trong các vấn đề có liên quan đến tạo việc làm theo các tiêu thức khác nhau trong điều kiện không gian, thời gian nghiên cứu hoặc trong cùng chỉ tiêu của các hộ; để làm ra sự khác biệt về việc làm, thu nhập, sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu lao động của các hộ, sự thay đổi trong quá trình ĐTH. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh trước và sau khi ĐTH ảnh hưởng tới việc làm của lao động nông thôn nhằm xác định sự thay đổi và rút ra kết luận chính xác hơn về:
+ Thực trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn trong quá trình ĐTH. + Môi trường sống, văn hóa, phong tục tập quán có tác động ảnh hưởng tới nghề nghiệp của lao động nông thôn.
+ Lực lượng lao động nông thôn làm trong các ngành nghề khác nhau. + So sánh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các xã với nhau và với huyện, thành phố thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp: Dựa trên các kết quả phân tích sâu về từng nội dung nghiên cứu đánh giá một cách tổng hợp mọi vấn đề về việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình ĐTH.
2.2.5.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp chuyên khảo: Là phương pháp nghiên cứu đi sâu vào đơn vị điển hình, có thể là điển hình lạc hậu nhưng chủ yếu là điển hình, mô hình tiên tiến. Khảo sát sự biến động, chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và vấn đề về tạo việc làm nói riêng do sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng.
- Phương pháp chuyên gia: Dựa trên sự tham vấn của các bên liên quan, tham gia đóng góp ý kiến, đánh giá chuyên môn của những người là lãnh đạo, quản lý bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, các cơ sở đào tạo, dạy nghề; các doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn có liên quan; đặc biệt là các chuyên gia chính sách, chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực,...Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, tiến hành một loạt các biện pháp xử lý các ý kiến này. Đây là bước quan trọng để đưa ra nhận định. Cải tiến của phương pháp này là phương pháp Delphi. Mỗi chuyên gia được hỏi sẽ đưa ra ý kiến dự báo về vấn đề nghiên cứu dưới dạng bảng thống kê tóm tắt. Việc lấy ý kiến trả lời được tiến hành độc lập, khách quan tránh sự tiếp xúc giữa các chuyên gia để loại trừ những vấn đề tương tác trong nhóm nhỏ có thể tạo nên những sai lệch nhất định trong kết quả. Sau đó yêu cầu các chuyên gia duyệt xét lại những dự báo của họ trên cơ sở tóm tắt tất cả các dự báo và có thể có những thông tin bổ sung. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi nhóm chuyên gia có được sự thống nhất ý kiến.
2.2.5.3. Phương pháp phân tích mô hình
Với mục đích phân tích, đánh giá tác động của một số yếu tố tới tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội, luận án sử dụng một số mô hình phân tích sau đây.
a. Mô hình xác định khả năng có việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa
• Phương pháp
Với mục đích đánh giá khả năng có được việc làm phi nông nghiệp, thì lớp các mô hình Logit, Probit hoặc mô hình hồi quy xác suất tuyến tính đều có
thể thực hiện, cả ba mô hình đều có thể sử dụng để ước lượng khả năng có được việc làm phi nông nghiệp từ những người đang làm trong nông nghiệp hoặc từ những người chưa có việc làm ở nông thôn. Luận án sử dụng mô hình Probit để xác định mức độ tác động của các yếu tố Xitới khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn khi yếu tố Xi xảy ra.
Giả định là Y nhận giá trị là 1 (có việc làm phi nông nghiệp) hoặc là 0 (không có việc làm phi nông nghiệp) tùy thuộc vào độ thỏa dụng I của người lao động được xác định bởi các biến độc lập, độ thỏa dụng càng lớn thì xác suất để Y=1 càng lớn.
Giả sử độ thỏa dụng của I được xác định như sau: I = β1 +β2X2i (Với X2i là các biến độc lập)
Khi đó tồn tại một mức giới hạn độ thỏa dụng I* để: Y = 1 nếu I > I*
Y = 0 nếu I< I*
Do I* không quan sát được, ta giả thiết I* = I + u (trong đó u là yếu tố ngẫu nhiên của mô hình)
Khi đó Ii* = β1 + β2X2i + ui
Với các giá trị I nhỏ hơn I* thì xác suất có việc làm phi nông nghiệp bằng 0, ngược lại nếu mỗi giá trị I của hộ gia đình lớn hơn I* thì xác suất có việc làm phi nông nghiệp là:
Pi=Pr(Y=1|X) = p(Ii* <Ii) = F(β1 + β2Xi) Trong đó F là hàm mật độ tích lũy chuẩn hóa (CDF):
• Số liệu sử dụng
Số liệu sử dụng cho phân tích ở phần này được xử lý từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2010 và 2012, do Tổng cục Thống kê thực hiện. Đây là những cuộc điều tra lớn được thiết kế nhằm tìm hiểu về tình hình thu nhập, chi tiêu, việc làm của hộ gia đình ở cả nông thôn và thành thị. Với số hộ
gia đình được điều tra khá lớn và nội dung bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau về kinh tế hộ gia đình, bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy và có thể được sử dụng cho nhiều mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Một đặc điểm đáng chú ý nữa là ngoài điều tra về hộ gia đình cuộc điều tra này còn bao gồm cả điều tra xã, phường nơi hộ gia đình được điều tra đang sinh sống. Phiếu hỏi xã/phường bao hàm rất nhiều nội dung khác nhau về cơ sở hạ tầng của xã, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản của xã/phường.
Để phân tích khả năng có việc làm phi nông nghiệp của lao động trong hộ gia đình ở nông thôn Hà Nội, nghiên cứu sử dụng số liệu VHLSS cho 2 năm gần đây nhất vì: có sự trùng lặp mẫu điều tra giữa 2 năm này do vậy có thể phân tích chính xác khả năng có việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn Hà Nội; có thể dùng để phân tích ảnh hưởng về đặc điểm cá nhân và các thông tin về cộng đồng (xã, phường) nơi hộ gia đình, cá nhân được điều tra đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp hay chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
• Giải thích các biến sử dụng trong mô hình
* Biến Y là biến phụ thuộc:
+ Y= 1 nếu người lao động từ trạng thái chưa có việc làm phi nông nghiệp hoặc từ việc làm nông nghiệp chuyển sang việc làm phi nông nghiệp.
+ Y= 0 nếu người lao động không có việc làm hoặc việc làm trong nông nghiệp
Biến phụ thuộc Y được xác định như sau: Nếu trong năm 2010 người lao động không có việc làm hoặc làm trong nông nghiệp nhưng năm 2012 có việc làm phi nông nghiệp thì được xác định là có việc làm phi nông nghiệp hay Y=1, ngược lại nếu năm 2010, người lao động không có việc làm hoặc làm trong nông nghiệp và đến năm 2012 vẫn làm trong nông nghiệp hoặc không có việc làm thì Y=0.
* Các biến độc lập của mô hình:
Để tránh vấn đề nội sinh trong mô hình, nghiên cứu giả định việc chuyển dịch từ không có việc làm hoặc việc làm nông nghiệp sang phi nông nghiệp vào
năm 2012 là do các yếu tố của năm gốc (2010) quyết định, do đó các biến độc lập trong mô hình sẽ sử dụng số liệu của thời kỳ gốc.
+ Tuổi (age) của người lao động tính theo năm, ở nông thôn tỷ lệ sử dụng lao động trẻ em là khá cao, tuy nhiên những lao động này chủ yếu là đi học vì vậy những người là học sinh đều được loại bỏ. Nghiên cứu cho rằng tuổi của người lao động có quan hệ trực tiếp tới khả năng chuyển dịch.
+ Biến giới tính (gender) là biến giả nhận giá trị là 1 nếu lao động là nam và 0 nếu lao động là nữ. Biến gender được đưa vào mô hình nhằm xác định xem có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc có việc làm phi nông nghiệp không.
+ Biến giáo dục (Schooling) là biến liên tục, được tính bằng số năm đi học của lao động. Số năm đi học được tính bẳng tổng số năm học phổ thông cộng với tổng thời gian đào tạo bậc cao hơn. Nghiên cứu cho rằng người có trình độ giáo dục càng cao thì khả năng đáp ứng yêu cầu công việc càng tốt và dễ tìm kiếm việc làm hơn.
+ Dự án tạo việc làm (taovieclam) được đưa vào mô hình để đánh giá tác động của chương trình dự án có quan hệ trực tiếp tới hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình. Thông tin của các biến số này được thu thập từ phiếu hỏi của xã. Đây là những biến giả có giá trị là 1 nếu như xã có dự án và 0 nếu ngược lại.
+ Biến số doanh nghiệp (sodn) là biến số thể hiện số cơ sở nhà máy trong vòng bán kính 10km thuê lao động trong xã. Biến này có vai trò quan trọng trong phân tích về chính sách công nghiệp hóa và chuyển dịch lao động. Số lượng nhà máy thể hiện khả năng chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang lao động làm thuê phi nông nghiệp. Khi các nhà máy xuất hiện sẽ có thể tác động làm tăng số lao động làm thuê đồng thời làm tăng số lao động phi nông nghiệp tự làm thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các nhà mày này.
+ Biến tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp trong tổng thu nhập (tytrongnn) thể hiện tỷ trọng thu nhập nông nghiệp trong tổng thu nhập, phản ánh cơ cấu kinh
tế trên địa bàn ảnh hưởng thế nào đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp của người lao động.
b. Mô hình xác định tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa
• Cách tiếp cận
Nội dung này sẽ giúp luận án phân tích được khả năng tạo việc làm của nền kinh tế thông qua sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa.
Để có thể lượng hóa được, nghiên cứu sử dụng một số biến như là biểu hiện của quá trình đô thị hóa như tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế; nó được thể hiện qua tăng trưởng trong GTSX hoặc giá trị gia tăng (VA), chỉ tiêu này thể hiện năng lực phát triển của nền kinh tế hoặc giá trị xuất nhập khẩu tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trên tổng giá trị gia tăng hoặc giá trị sản xuất theo ngành, lĩnh vực hay của cả nước.
Như vậy mô hình tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa sẽ được xây dựng trên cơ sở mô hình cầu việc làm.
• Mô hình sử dụng
Giả sử các doanh nghiệp hoạt động dựa trên công nghệ sản xuất dạng Cobb-Douglas:
Y = A LαKβ (1)
Trong đó Y là đầu ra, các đầu vào L là lao động, K là vốn, còn A, α và β là những tham số dương αβ là độ co giãn của đầu ra theo mỗi đầu vào tương ứng.
Logarit 2 vế của hàm Cobb-Douglas ta có hàm ước lượng tăng trưởng kinh tế:
LnY = lnA + αlnL + βlnK (2)
Ngược lại, có thể bắt đầu từ hàm sản xuất và giải nó đối với lao động như một hàm của vốn và đầu ra. Ta có hàm sản xuất Cobb-Douglas tính theo lao động L:
Do đó, ở dạng loga 2 vế ta có: y K a L ln 1ln ln 0 α α β + − = (4) Với a0 = -1/ a*lnA
Theo cách tiếp cận khác, ta cũng có thể ước lượng hàm cầu lao động từ các điều kiện cấp một đối với cực đại lợi nhuận hàm Cobb-Douglas, thì hàm cầu đối với lao động là:
. ln 1 ln ' ln y r w a L β α β α β + + + − = (5)
Tuy nhiên, trong thực nghiệm phương trình cầu lao động thường đưa thêm một số yếu tố quyết định khác như tiền lương bình quân, mức trang bị vốn trên lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp theo mô hình sau:
0 1 2 3 4 2
lnLit t lnVAit lnK *K ln wage lnTFP u L
β β β β β β
= + + + + + + (6)
Như vậy dựa vào (6), có thể xác định được tác động của tăng trưởng kinh tế tới tạo việc làm thông qua hệ số ước lượng β1; hệ số này cho biết khi tăng trưởng VA thêm 1% thì việc làm được tạo ra tăng thêm bao nhiêu %. Tương tự chúng ta có tác động của vốn đầu tư K, mức trang bị vốn trên lao động, tiền lương hay năng suất các nhân tố tổng hợp đến việc làm như thế nào.
• Nguồn số liệu đầu vào
Nghiên cứu sử dụng một số nguồn dữ liệu chủ yếu sau đây:
i, Số liệu thống kê hàng năm của TCTK
- GDP theo giá so sánh và giá hiện hành - Vốn đầu tư hàng năm
- Giá trị xuất nhập khẩu theo ngành
- Số liệu về dân số, lực lượng lao động, lao động có việc làm
ii, Số liệu gốc của TCTK
Tổng điều tra Doanh nghiệp: Được tiến hành thu thập từ năm 2000 cho đến 2011. Đây là cuộc tổng điều tra nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về doanh nghiệp phục vụ cho việc tính toán và công bố về các chỉ tiêu doanh nghiệp thuộc hệ thống chỉ tiêu quốc gia, phục vụ cho việc lập bảng cân đối liên ngành
và xây dựng hệ số chi phí trung gian của các ngành kinh tế phục vụ yêu cầu về quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển doanh nghiệp của quốc gia và từng địa phương. Các thông tin cơ bản thu thập được trong cuộc khảo sát này nhằm đánh giá sự phân bố, điều kiện sản xuất, thực trạng, năng lực và kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước, phục vụ cho việc quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp; Ngoài ra, còn thu thập những thông tin cần thiết để tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo chính thức về số lượng doanh nghiệp, số lao động, vốn, tài sản, các chỉ tiêu về kết quả SXKD...
c. Phương pháp phân tích khác biệt đối với tạo việc làm trong bối cảnh đô thị hóa
Các nguồn số liệu sẵn có của Quốc gia về lao động việc làm, nông thôn Hà Nội như Tổng điều tra Doanh nghiệp, điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS), điều tra lao động việc làm (LĐVL),... đã cũng cấp khá nhiều thông tin phục vụ cho nghiên cứu của luận án, tuy nhiên còn một số thông tin chưa biểu