0
Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 76 -79 )

5. Những đóng góp mới của luận án

2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin

- Tài liệu, thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau như các sách, báo, tạp chí, báo cáo của các bộ, ngành, các cấp; các trang thông tin từ mạng Internet;... có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu của các công trình đã có ở trong và ngoài nước, qua báo cáo hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Cục Thống kê. Các tài liệu đã được công bố, Niên giám thống kê của quận, huyện, thị xã, thành phố tài liệu thống kê của xã;

- Các báo cáo liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, báo cáo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Hà Nội;

- Các văn bản, chính sách liên quan đến tạo việc làm, đô thị hóa ở Hà Nội; - Báo cáo về tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng ở Hà Nội do Sở Lao động thương binh và Xã hội thực hiện.

Những tài liệu trên được thu thập bằng cách sưu tầm, dịch, sao chép, trích dẫn trong luận án theo danh mục các tài liệu tham khảo.

Số liệu, biểu bảng được khai thác, xử lý từ các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê như: Điều tra lao động việc làm, Tổng điều tra doanh nghiệp,…

b) Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Được thực hiện ở 2 dạng: i) phỏng vấn chuyên gia, các nhóm hộ gia đình và ii) phỏng vấn từng hộ gia đình

i) Phỏng vấn chuyên gia, các nhóm hộ gia đình

- Ý kiến của các hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất về việc làm, thu nhập, nguồn thu nhập.

- Ý kiến của các chuyên gia, cán bộ các cấp của địa phương về tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa.

ii) Phỏng vấn từng hộ gia đình

Mục đích

Nhằm thu thập thông tin bổ sung cho các bộ số liệu như Điều tra lao động Việc làm, điều tra mức sống hộ gia đình, điều tra Doanh nghiệp do TCTK tiến hành. Thu thập các thông tin làm căn cứ đánh giá thực trạng việc làm lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa, cụ thể tìm hiểu vấn đề việc

làm của các hộ gia đình có đất bị thu hồi hoặc chuyển đổi phục vụ cho quá trình đô thị hóa.

Nội dung

Đối với hộ gia đình: Thu thập các thông tin chung của hộ, gồm: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đất, đến công trình kiến trúc và thu nhập/sinh kế của hộ; Xác định nguồn thu nhập chính của hộ, nguồn thu nhập trước quá trình đô thị hóa của hộ; Một số vấn đề của hộ trước và sau khi thu hồi đất nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hóa như: Đất canh tác, sở hữu đất, lao động canh tác trên đất; Nhu cầu tìm việc làm của thành viên trong hộ (loại công việc muốn tìm kiếm, nơi muốn làm việc).

Đối với thành viên trong hộ gia đình: Một số thông tin của các thành viên trong hộ từ 15 tuổi trở lên để phân tích nguyên nhân và sự khác biệt, gồm: những đặc điểm chính về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, quan hệ chủ hộ); trình độ học vấn; tình trạng việc làm và thu nhập

Đối tượng, đơn vị và phạm vi

- Đối tượng khảo sát gồm các hộ dân cư, và thông tin về việc làm của các thành viên trong hộ bị tác động do quá trình đô thị hóa nông thôn.

- Đơn vị khảo sát gồm hộ dân cư.

- Phạm vi khảo sát gồm một số xã trên địa bàn Hà Nội (xem danh mục địa bàn khảo sát).

Thời điểm và thời gian

Thời điểm khảo sát vào tháng 9 năm 2013. Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn là 3 tháng.

Mẫu khảo sát

Do mục đích của khảo sát này nhằm bổ sung các thông tin còn thiếu từ các nguồn số liệu của TCTK, Sở Lao động TBXH Hà Nội, mặt khác do hạn chế về nguồn lực (tài chính, nhân lực,...) nên mẫu khảo sát được chọn là 400 hộ gia đình

Cuộc khảo sát này sử dụng phiếu phỏng vấn chính là phỏng vấn hộ. Những thông tin phỏng vấn sâu người lao động, các chuyên gia, cán bộ liên quan được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp và ghi âm lại.

Cuộc khảo sát áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đến gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ.

Đối với phỏng vấn sâu người lao động, các chuyên gia, cán bộ liên quan: Tổ chức trao đổi thảo luận thành nhóm về vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa.

Xử lý, tổng hợp

Tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: (i) những tài liệu về lý luận; (ii) những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; (iii) những tài liệu của các địa phương.

Tài liệu sơ cấp:

+ Công cụ: Các phầm mềm Excel, SPSS, Stata 11 sẽ hỗ trợ trong việc tổng hợp, xử lý số liệu; tạo các bảng biểu thống kê; phân tích tương quan và đặc biệt giúp chúng ta xử lý các mô hình kinh tế lượng.

+ Phương pháp xử lý: Trên cơ sở tài liệu điều tra được, tiến hành hoàn thiện cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Tài liệu được phân tổ thống kê để phân chia thành nhiều kiểu hộ, nhóm hộ, nhóm ngành nghề, nhóm tuổi khác nhau... Bằng phương pháp này, có thể phân tích, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hoá.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 76 -79 )

×