Kết quả của các giải pháp tạo việclàm cholao động nông thôn

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 101 - 112)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.2.3. Kết quả của các giải pháp tạo việclàm cholao động nông thôn

mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động cho người dân, đặc biệt đối với đối tượng lao động nông thôn trên địa bàn thành phố. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động đến những huyện xa trung tâm thành phố, hỗ trợ tối đa trong kết nối cung cầu lao động của địa phương.

3.2.3. Kết quả của các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thànhphố Hà Nội phố Hà Nội

a) Tình hình chung

Thông tin từ tham vấn với cán bộ, lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội, đã cho thấy Hà Nội đã thực hiện rất nghiêm túc và bài bản nội dung từ các quyết định, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. Sở LĐTBXH đã tổ chức tập huấn, triển khai đến các địa phương, đơn vị có chức năng về nhiệm vụ giải quyết việc làm, dạy nghề, hàng năm. Chính quyền thành phố giao chỉ tiêu GQVL, đơn vị và các cán bộ lao động việc làm địa phương, đặc biệt là cán bộ làm công tác

cho vay vốn Quỹ quốc giải quyết việc làm quận, huyện để phổ biến quy trình thủ tục cho vay vốn quốc gia việc làm. Hàng năm, sau khi được thông báo vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm Trung ương và nguồn vốn bổ sung từ ngân sách của Thành phố. Sở LĐTBXH phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi nhánh Ngân hành chính sách xã hội Hà Nội và các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện chương trình trong triển khai thực hiện cho vay Quỹ quốc gia về việc làm. Tại các điểm giao dịch xã (Ngân hành chính sách xã hội có 559 điểm giao dịch tại 577 xã, phường) và thông qua trên 8.017 tổ tiết kiệm và vay vốn, Ngân hàng chính sách xã hội tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước trong đó có chương trình cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đến nhân dân và khi người dân có nhu cầu vốn tạo việc làm, Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay chủ động hướng dẫn người vay lập dự án vay vốn và khẩn trương thẩm định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, năm 2012 Trung ương bố trí ngân sách theo dự án hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động, đối tượng thụ hưởng là lao động diện chính sách thương binh, con thương binh, con liệt sỹ, bộ đội xuất ngũ, con đối tượng chính sách nhưng do quy trình phức tạp, chưa thực tế nên Hà Nội chưa giải ngân được.

Kế hoạch của thành phố Hà Nội là hằng năm tạo việc làm mới cho khoảng 60.000 lao động, tạo lập các ngành nghề mới để thu hút lao động. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, thực hiện quản lý lao động di cư phù hợp với quá trình đô thị hóa.

Số người lao động và người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động hằng năm khoảng 82.500 lượt người; số doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động khoảng 4.500 lượt, với nhiều nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp.

Hộp 3.1. Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn

Thành phố Hà Nội là đô thị có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước, do đó ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm rất lớn. Những năm qua, vấn đề tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn là một trong những

nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu của Thành phố, bản thân chúng tôi là những người triển khai chính sách luôn cố gắng hết sức để thống kê, thu thập thông tin về những những đối tượng có nhu cầu được tạo việc làm, người có hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp về việc làm, con thương binh, liệt sĩ,… để tạo điều kiện cho họ có được việc làm ổn định,phù hợp. Những vấn được chú trọng tạo việc làm của địa phương là: Hỗ trợ vay vốn, thông tin tư vấn về việc làm, xuất khẩu lao động,… Ngoài ra, ở khu vực nông thôn chúng tôi cũng khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và phối hợp với các cơ quan liên quan để hỗ trợ tối đa tạo việc làm cho người lao động,... những năm gần đây các kết quả mang lại rất khả quan.

(Cán bộ Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội)

b) Tạo việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một hình thức tạo việc làm cho người lao động bằng cách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi xuất khẩu lao động tăng lên do địa giới hành chính Thủ đô mở rộng (sáp nhập cả tỉnh Hà Tây cũ), từ 59 doanh nghiệp lên 95 doanh nghiệp, nhu cầu tuyển lao động đi xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn là 15.000 người.Tuy nhiên kết quả xuất khẩu lao động trên địa bàn 2009 chỉ đạt là 2.930 lao động và năm 2012 là 3.000 lao động. Năm 2013, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 3.300 người.

Hộp 3.2. Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Trước đây, sau khi mất hết đất ruộng và được đền bù được mấy trăm triệu, gia đình tôi cũng lo chả biết làm gì để có thêm thu nhập. Hai thằng con trai lớn thì đi làm phụ hồ, hai đứa con dâu thì đi phụ hàng cơm. Tôi với chồng ở nhà chăm mấy đứa cháu nhỏ, trồng ít rau ở vườn nhà, thi thoảng đi bán lấy ít tiền chợ búa. May mà có đợt xã thông báo có đợt tuyển người đi làm xây dựng ở Nhật, tôi đánh liều cho thằng con trai lớn đi, đến nay đã được một năm thu nhập cũng khá, gửi tiền

về cho vợ mở cửa hàng quần áo thu nhập cũng có đồng ra đồng vào.

(Người dân, Huyện Hoài Đức)

Qua khảo sát 325 hộ gia đình, có 15,4% hộ gia đình có thành viên đi xuất khẩu lao động, theo đánh giá của các hộ gia đình đời sống của họ được cải thiện khá lớn khi cho con em đi xuất khẩu lao động. Trong tổng số 15,4 % (tương ứng 50 hộ) được phỏng vấn có đến 40% hộ có thành viên đi xuất khẩu theo chương trình của Thành phố, còn lại là đi theo các công ty xuất khẩu lao động trên địa bàn.

c) Tạo việc làm thông qua hoạt động quản lý quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Thông qua hoạt động quản lý quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, giai đoạn 2009 – 2012, thành phố Hà Nội xét duyệt cho vay tổng cộng 1.748.732 triệu đồng cho 12.759 dự án và tạo việc làm mới cho 87.950 lao động. Nguồn vốn giao kế hoạch của Thành phố cho các quận, huyện và thị xã đều tăng qua các năm (năm 2011 tăng 35 % so với năm 2010; năm 2012 tăng 12% so với năm 2011) góp phần thực hiện giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm của Thành phố. Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới hai năm 2008 - 2009, Ban chỉ đạo Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đề xuất với UBND Thành phố kịp thời cấp bổ sung 160 tỷ đồng (trong đó 118,5 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm vốn cho vay hộ nghèo là 41,5 tỷ đồng) nguồn Ngân sách của Thành phố đáp ứng nhu cầu vốn vay của các đối tượng mất việc làm do ảnh hưởng suy giảm kinh tế giúp làm giảm đáng kể áp lực về việc làm.

Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được đầu tư cho phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố. Việc phân bổ nguồn vốn có 30% vốn của Quỹ được cho vay để phát triển sản xuất nông nghiệp; 15% vốn được cho vay để phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; 55% vốn Quỹ được cho vay khu vực kinh tế phi kết cấu với mục đích hỗ trợ các đối tượng này tự tạo thêm việc làm ổn định. Tuy nhiên,

để đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới của mình, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đầu tư chủ yếu vào khu vực các huyện ngoại thành, nơi tập trung nhiều người thất nghiệp của Thành phố. Sau khi sát nhập địa giới hành chính, cơ cấu vốn vay của Quỹ phân bổ theo các địa bàn, có tới gần 70% vốn Quỹ được tập trung đầu tư cho các huyện ngoại thành do có số người thất nghiệp cao. Đối tượng có dự án được vay vốn nhiều nhất là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh thu hút từ 1 đến 2 lao động (chiếm tới hơn 80% tổng số vốn vay luân chuyển của Quỹ trong những năm qua), những doanh nghiệp tư nhân chiếm 20% tổng số vốn vay luân chuyển của Quỹ.

Hộp 3.3. Hộ kinh doanh vay vốn tạo việc làm

Gia đình tôi có xưởng gỗ và làm nội thất, những năm trước sản phẩm bán chạy lắm nhưng năm vừa rồi kinh tế khó khăn tiền vốn không luôn chuyển được, đọng vốn, rất khó khăn. Gia đình cũng không có vốn để tiếp tục sản xuất mặt hàng mới và tiếp thị ở những nơi xa hơn. Có nhu cầu vay vốn, may mắn được ngân hàng chính sách Huyện cho vay một khoản để sản xuất một đợt nội thất mẫu mã mới, lại bán được nhanh, việc kinh doanh lại thuận lợi hơn nhiều, hàng tồn cũng được giải quyết. Trước đây nhà tôi thuê 5 lao động, bây giờ đã thuê tới 15 người, việc kinh doanh rất tốt.

(Hộ kinh doanh nội thất, Thạch Thất, Hà Nội) Thực tế cho thấy, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hầu như không có vốn ứ đọng mà ngược lại nhu cầu vay vốn từ Quỹ thường xuyên lớn hơn nhiều so với khả năng tài chính của Quỹ. Do đảm bảo được quy trình chặt chẽ trong các khâu thẩm định, xét duyệt và kiểm tra, việc sử dụng nguồn vốn đã thực sự có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn. Ban chỉ đạo điều hành các cấp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với các ngành, hội đoàn thể nêu cao được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện, đặc biệt là công tác thu hồi nợ nên số dự án chây ỳ, tỷ lệ nợ

quá hạn ngày càng giảm dần. Tỷ lệ nợ quá hạn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm Thành phố là 0,46 % (6/2012), giảm 0,08% so với năm 2010.

* Một số kết quả tạo việc làm từ Quỹ QGVVL

Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đã phân bổ khoảng 70% nguồn vốn được dành cho vùng ngoại thành Hà Nội nhằm giải quyết việc làm cho lao động vùng nông thôn.Chính sách hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm của Nhà nước và thành phố bình quân mỗi năm tạo ra khoảng 24.000- 25.000 chỗ làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế cá thể và hộ gia đình.

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả giải quyết việc làm từ QQGVVL Hà Nội

STT Nội dung Đơn vị

tính

Thực hiện năm 2012 6 tháng cả năm 1 Tổng nguồn Quỹ đến hết năm báo cáo Tr.đồng 894.890 912.590

Trong đó:

+ Ngân sách trung ương Tr.đồng 157.238 157.238 + Ngân sách địa phương Tr.đồng 737.652 755.352

2 Nguồn vốn được bổ sung hàng năm Tr.đồng 93.900 111.600 Trong đó:

+ Ngân sách trung ương Tr.đồng 0 0

+ Ngân sách địa phương Tr.đồng 93.900 111.600

3 Số vốn đã cho vay trong năm Tr.đồng 335.650 430.000

Chia ra:

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh Tr.đồng 33.402 50.000

+ Hộ/nhóm hộ gia đình Tr.đồng 302.248 380.000

4 Số lao động được tạo việc làm qua Quỹ Người 18.000 24.500

Chia ra:

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh Người 2.000 3.500

+ Hộ/nhóm hộ gia đình Người 16.000 21.000

Nguồn: Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội (2014)

Năm 2011: Số lao động được giải quyết việc làm 138.800/137.000 người đạt 101,3% kế hoạch, trong đó cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm 22.500/21.000 người đạt 102,14% KH; Dạy nghề cho lao động nông thôn cho 10.629 người; Tổ chức 70/70 phiên giao dịch việc làm đạt 100% kế hoạch.

Năm 2012: Số lao động được giải quyết việc làm 135.800/140.000 người đạt 97% kế hoạch, trong đó cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm

24.500/22.500 người đạt 108,89% kế hoạch; Dạy nghề cho lao động nông thôn cho 20.868/27.000 người đạt 77,28 kế hoạch%; Tổ chức 106/106 phiên giao dịch việc làm đạt 100% KH.

Năm 2013: Số lao động được giải quyết việc làm 140.000 người đạt 100% kế hoạch, trong đó cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm 25.000 người; Dạy nghề cho lao động nông thôn 39.525 người. Tổ chức phiên giao dịch việc làm là 106 phiên đạt.

Theo kết quả khảo sát 325 hộ gia đình, có 24,6% số hộ có vay vốn thuộc chương trình cho vay giải quyết việc làm. Số việc làm được tạo ra sau khi vay vốn phân theo huyện như sau:

Bảng 3.5. Số việc làm được tạo ra từ các hộ vay vốn giải quyết việc làm phân theo huyện/quận/thị xã

TT Huyện Số việclàm TT Huyện Số việclàm

1 Chương Mỹ 50 7 Mỹ Đức 42

2 Đan Phượng 37 8 Phú Xuyên 58

3 Hà Đông 53 9 Phúc Thọ 23

4 Hoài Đức 45 10 Thạch Thất 65

5 Quốc Oai 32 11 Sơn Tây 32

6 Thanh Oai 18 12 Thường Tín 61

13 Ứng hòa 34

Từ bảng trên có thể thấy ở một số huyện tạo ra số lượng việc làm khá cao như: Thạch Thất, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Hà Đông, Thường Tín đây là những quận/huyện có nhiều hộ sản xuất kinh doanh theo quy mô vừa và nhỏ.

d) Tạo việc làm thông qua đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Giai đoạn 2010-2012 tổng kinh phí ngân sách Thành phố dạy nghề cho lao động nông thôn là 136.805 tỷ đồng, UBND Thành phố phân bổ về cho các huyện triển khai. Lao động nông thôn chiếm 67,7% tổng số người học nghề. Kết quả triển khai dạy nghề được 1.039 lớp cho 33.939 người. Các nghề tổ chức dạy đa

dạng, phong phú tập trung vào 2 nhóm nghề: nông nghiệp chiếm 32,4% và phi nông nghiệp chiếm 67,6%. Trong đó:

- Các nghề nông nghiệp tập trung chủ yếu vào các nghề: trồng và chăm sóc cây cảnh, nghề Chăn nuôi thú y, trồng rau an toàn, nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu, trồng lúa chất lượng cao,…

- Các nghề phi nông nghiệp tập trung chủ yếu vào nghề: may công nghiệp, nghề kỹ thuật chế biến món ăn, nghề điện dân dụng, nghề thủ công mỹ nghệ như: may tre đan, khảm trai, sơn mài,…

Phương thức dạy nghề: linh hoạt, chủ yếu lưu động tại xã, thôn. Thời gian dạy nghề 3 tháng.

Hiệu quả dạy nghề: có 72,9% lao động nông thôn làm đúng với nghề được đào tạo; Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề toàn thành phố đạt 87%. Các huyện đạt được mục tiêu tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề, đạt 80% trở lên như: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì, Hà Đông, Thanh Trì, Chương Mỹ, Đông Anh, Đan Phượng, Từ Liêm, Thanh Oai, Hoài Đức. Một số nghề tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề thấp như: nghề Hàn (45,6%), nghề Kế toán doanh nghiệp (35,7%),… Một số nghề tỷ lệ lao động có việc làm đạt cao gần 100% như nghề: mây tre giang đan, sơn mài, mộc nội thất, móc sợi, nghiệp vụ lễ tân, pha chế đồ uống… và một số nghề trong nông nghiệp.

Một số kết quả khác:có 2,22% lao động sau khi học nghề đã thành lập được tổ hợp tác, doanh nghiệp; 53,9% số lao động học nghề tự tạo việc làm; 24% số lao động học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng; 7% số lao động học nghề được bao tiêu sản phẩm; 40% số lao động học nghề thuộc hộ nghề tham gia học nghề thoát nghèo, 2150 hộ gia đình trở thành hộ khá.

Khảo sát sát tình hình tham gia đào tạo nghề của các thành viên trong hộ, có 18,5% số thành viên trong các hộ tham gia học nghề do địa phương tổ chức, các biệt có huyện chưa tới 10% thành viên tham gia học nghề.

Bảng 3.6. Số việc làm được tạo ra từ các đề án học nghề phân theo huyện/quận/thị xã

TT Huyện Tỷ lệ

(%) TT Huyện

Tỷ lệ (%)

1 Chương Mỹ 16,5 7 Mỹ Đức 21,4

2 Đan Phượng 14,8 8 Phú Xuyên 16,9

3 Hà Đông 9,7 9 Phúc Thọ 20,1

4 Hoài Đức 18,6 10 Thạch Thất 11,0

5 Quốc Oai 22,5 11 Sơn Tây 8,3

6 Thanh Oai 20,2 1213 Thường TínỨng hòa 17,618,1 Có thể thấy ở các huyện tỷ lệ lao động học nghề chiếm tỷ lệ cao hơn so với các quận. Điều này có thể lý giải do tác động chương của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các huyện được tổ chức nhiều hơn so với ở các Quận/thị xã (có tỷ lệ lao động nông thôn thấp). Mặt khác, chương trình đào tạo nghề có thể chưa sát với nhu cầu người học, ở một số huyện người ta theo học nghề truyền thống và theo phương pháp truyền nghề.

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 101 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w