0
Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 148 -150 )

5. Những đóng góp mới của luận án

4.3.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Quan điểm phát triển nhân lực

Hà Nội đã xác định phát triển nhân lực là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của thành phố. Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có vị trí cao trong khu vực về phát minh, sáng chế và ứng dụng khoa học – công nghệ, có cơ cấu kinh tế chủ yếu là các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao; do vậy Phát triển nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa là yêu cầu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhân lực là một trong những động lực quan trọng để Hà Nội hoàn thành sớm công nghiệp hóa – hiện đại hóa so với cả nước và là nhân tố quyết định phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, hài hóa và bền vững. Phát triển nhân lực dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả từ đào tạo tới sử dụng nhân lực. Xác định rõ mục tiêu, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đầu tư hoàn thiện các điều kiện phát triển nhân lực, quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh

vực, cấp độ theo kịp trình độ khu vực và quốc tế. Trong đó, chú trọng tới hiệu quả sử dụng nhân lực đúng với trình độ đào tạo và năng lực của người lao động.

Tóm lại, cần kết hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nguồn lực trong nước và ngoài nước với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và xã hội trong việc phát triển nhân lực Hà Nội.

Nâng cao chất lượng giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục đối với lao động nông thôn là điều đặc biệt cần thiết, Hà Nội cần phải chăm lo cho giáo dục ngay từ những cấp học đầu tiên để tạo nền tảng, nâng cao trình độ lao động nông thôn trong tương lai. Để nâng cao chất lượng giáo dục, phải thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp từ phát triển cơ sở hạ tầng về trường học đến phương pháp quản lý, giảng dạy.

Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt thông qua xã hội hóa giáo dục bao gồm:

Thứ nhất, Thành phố Hà Nội trước hết, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung xã hội hóa giáo dục của Ðảng và Nhà nước đến người dân khu vực nông thôn. Công tác này cần làm thường xuyên, sinh động, đa dạng và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, xí nghiệp, sinh hoạt đoàn thể, thôn xóm,... từ đó tạo nên sự đồng thuận sâu sắc và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.

Thứ hai, cần đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp trong học sinh trung học và trong xã hội. Nắm vững học lực, nguyện vọng, sở trường và hoàn cảnh của mỗi học sinh, cũng như nhu cầu lao động của xã hội, mà giáo dục hướng nghiệp. Cần tiếp tục mở rộng mô hình trường dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực. Ðây là mô hình dạy nghề thiết thực cho việc cung cấp nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời rất có tác dụng hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và sau THPT.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 148 -150 )

×