Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việclàm cholao động nông thôn

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 42 - 44)

5. Những đóng góp mới của luận án

1.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việclàm cholao động nông thôn

Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội

Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương hay các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố tác động rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Chính phủ đưa ra hành lang pháp quy, những quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của người sử dụng lao động cũng như người lao động. Các chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phương nào đó hay một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể. Ví dụ: chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, bộ luật lao động… tạo nền tảng cho khuôn khổ pháp luật của thị trường lao động (Nguyễn Tiệp, 2006).

Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ

Tư liệu sản xuất trong sản xuất là đất đai, vốn, máy móc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực con người, nguồn lực sinh học và các phương tiện hoá học. Trong đó, yếu tố vốn, đất đai, sức lao động và công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tạo việc làm.

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu chủ yếu không thể thiếu, không thể thay thế được. Trong công nghiệp, đất đai cũng là nhân tố quyết định mặt bằng để tổ chức sản xuất.

Ruộng đất có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất. Mỗi một vùng có vị trí địa lý khác nhau. Do vậy, để tạo việc làm cho người lao động Đảng và Nhà nước cần có nhũng chính sách hỗ trợ, khuyến khích họ đồng thời đưa ra những giải pháp tăng sức sản xuất của ruộng đất, làm tăng số lần quay vòng đất.

Vốn trong sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất. Để biến các điều kiện của các quốc gia thành có ích thì cần có vốn, vốn dùng để mua công nghệ kỹ thuật hiện đại, dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến trên thực tế một số nước có điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt song họ có vốn vì vậy họ có thể mua sắm công nghệ, dây truyền sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến nên đã tạo ra được rất nhiều việc làm cho người lao động. Đối với người lao động đặc biệt là những lao động khu vực nông thôn thì vốn là quan trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Để tạo việc làm cho người lao động, nguồn vốn được huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tổ chức tín dụng (Đặng Tú Lan, 2002).

Nhân tố thuộc về sức lao động

Tạo việc làm cho người lao động là sự kết hợp của ba phía Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động. Để tạo ra được việc làm cho người lao động cần chú trọng đến sự đáp ứng về chất lượng và số lượng lao động cho thị trường lao động. Chất lượng ở đây bao gồm cả thể lực và trí lực (trình độ chuyên môn- kỹ thuật, các loại kỹ năng mềm, ý thức lao động…).

Nhà nước tạo ra những cơ chế thuận lợi để người lao động có thể tiếp cần được thông tin về nhu cầu của người sử dụng lao động để họ có thể có những đầu tư hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng lao động của mình. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những lao động mà họ cần, tránh lãng phí trong đào tạo.

Mỗi người lao động có thể chủ động tận dụng mọi nguồn tài chính (gia đình hay các tổ chức xã hội) để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Đó cũng

chính là điều kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo thêm nhiều cơ hội để có thể tiếp cận với những việc làm có thu nhập cao hơn (Vũ Quỳnh Anh, 2009).

Tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế về bản chất là quá trình phát triển toàn diện, nhanh chóng nền kinh tế thông qua phát triển công nghiệp, dịch vụ dựa trên nền sản xuất hiện đại. CNH-HĐH làm cho khu vực công nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và dịch vụ phát triển với qui mô lớn tạo nhiều việc làm thu hút lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp. Khu vực sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, gia công và chế tạo tăng trưởng mạnh mẽ tạo ra nhiều việc làm.Do tác động của công nghiệp hóa lan tỏa và có hiệu ứng tích cực với cả khu vực nông nghiệp, nông thôn. Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên cùng với nó là sức mua của người dân tăng, cầu hàng hóa phi nông nghiệp tăng tiếp tục thúc đẩy sản xuất và đầu tư. Mặt khác, năng suất lao động tăng tạo ra nhiều lao động dôi dư trong khu vực nông nghiệp sẵn sàng cho việc dịch chuyển tìm kiếm cơ hội trong khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Quá trình công nghiệp hoá đồng thời làm thay đổi nghề nghiệp của người lao động. Nhiều ngành, nghề truyền thống sẽ mất đi, xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nghề mới, trước hết là trong lĩnh vực công nghệ cao (công nghệ sinh học, thông tin, tự động hoá, vật liệu mới…). Quá trình công nghiệp hóa đồng thời tạo nhiều việc làm có chất lượng, đòi hỏi lao động có CMKT cao và dần dần làm thay đổi cơ cấu CMKT của lực lượng lao động, thay đổi kết cấu việc làm trong nền kinh tế (Nguyễn Hữu Dũng, 2004).

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w