Các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 88 - 91)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.2.6. Các chỉ tiêu phân tích

Luận án sẽ sử dụng một số nhóm chỉ tiêu cơ bản (định tính và định lượng) sau đây:

- Nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm của hộ và lao động nông thôn Hà Nội: + Thời gian sinh sống của hộ tại nơi ở hiện tại: là thời gian từ khi hộ chuyển đến/ở mảnh đất hiện tại đến thời điểm trả lời phỏng vấn.

+ Nguồn sinh kế chính của hộ: Các sinh kế chính của hộ gia đình như: Nông nghiệp; Kinh doanh buôn bán; Hành chính, sự nghiệp, văn phòng; Lượng hưu, trợ cấp, phụ cấp xã hội; Làm thuê tại DN sử dựng đất chuyển đổi; Làm thuê ngoài; Tiểu thủ công nghiệp,...

+ Thu nhập của hộ: Là tổng số tiền hộ thu/nhận được trong một tháng. + Tình trạng sở hữu và sử dụng lao động trên đất trồng trọt: tình trạng sở hữu đất trồng trọt như hộ gia đình sở hữu; Thuê của hộ khác; Cấy cùng hộ khác; Hình thức khác và sử dụng lao động trên đất trồng trọt như: Chỉ có người trong nhà; Thuê lao động có trả công; Hàng xóm mượn đất làm; Người trong nhà và thuê lao động có trả công; Người trong nhà và lao động không trả công.

+ Tuổi, giới tính của người lao động

+ Số lao động: Số lao động nông thôn, số lao động tham gia học nghề;... + Trình độ: bao gồm Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Nhóm chỉ tiêu về thực trạng và kết quả tạo việc làm:

+ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: là tỷ lệ số người thuộc lực lượng lao động (có việc làm và thất nghiệp) trên tổng dân số trong độ tuổi lao động (15 tuổi trở lên).

+ Số lượng, tỷ lệ lao động theo ngành kinh tế. + Tỷ lệ lao động theo nhóm nghề.

+ Số lao động đi xuất khẩu lao động: Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình xuất khẩu lao động hằng năm.

+ Số phiên giao dịch việc làm.

+ Tỷ lệ tìm được việc làm thông qua các trung tâm Dịch vụ việc làm. + Số việc làm mới: Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng việc làm của nền kinh tế quốc dân, do vậy có tên là việc làm mới.Công thức tính:

VLmới = VLt - VTt-1

Trong đó:

VLmới Tổng số chỗ làm việc tăng thêm

VLt: Tổng số người có việc làm tại kỳ báo cáo

VTt-1 Tổng số người có việc làm kỳ báo cáo trước liền kề + Số lượng, tỷ lệ lao động học nghề.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Từ những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn được làm rõ trong chương 1, nội dung chương 2 phân tích một số đặc điểm của địa bàn và lựa chọn phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Để bổ sung thông tin, số liệu cho luận án, mẫu khảo sát được lựa chọn bao gồm 325 hộ và thông tin của 540 thành viên thuộc hộ thuộc các địa bàn: Hà Đông; Chương Mỹ; Ứng Hòa; Phúc Thọ; Quốc Oai; Đan Phượng; Hoài Đức; Mỹ Đức; Phú Xuyên; Sơn Tây; Thạch Thất; Thanh Oai và Thường Tín. Đây là những địa bàn đại diện cho khu vực nông thôn thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn chịu tác động của đô thị hóa trong những năm vừa qua.

Để đánh giá tác động của một số yếu tố đến tạo việc làm cho lao động nông thôn, luận án lựa chọn sử dụng mô hình xác định khả năng có việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa và mô hình xác định tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa cùng phương pháp phân tích khác biệt với tạo việc làm trong bối cảnh đô thị hóa. Các nhóm chỉ tiêu lựa chọn phân tích gồm: nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm của hộ và lao động nông thôn Hà Nội (nguồn sinh kế chính của hộ, thu nhập của hộ, tuổi, giới tính của người lao động, số lao động, trình độ,...); Nhóm chỉ tiêu về thực trạng và kết quả tạo việc làm (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, số lượng, tỷ lệ lao động theo ngành kinh tế, số lao động đi xuất khẩu lao động,số phiên giao dịch việc làm, số việc làm mới, số lượng, tỷ lệ lao động học nghề,...).

Chương 3. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w