0
Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Căn cứ đề xuất giải pháp tạo việclàm cholao động nông thôn Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 136 -180 )

5. Những đóng góp mới của luận án

4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp tạo việclàm cholao động nông thôn Hà Nộ

4.1.1. Dự báo cung cầu lao động

Các dự báo về cung, cầu lao động được thực hiện làm cơ sở thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020. Dự báo cung lao động gồm: dân số, lực lượng lao động. Dự báo cầu lao động theo 3 nhóm ngành kinh tế chính (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; Dịch vụ).

Dự báo cung lao động

Từ dự báo tổng dân số và giả định cơ cấu giới tính trong tổng cung lao động ít biến động trong giai đoạn 2011 – 2020, dự báo tổng cung lao động được thực hiện. Các kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây (Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Kết quả dự báo dân số, cung lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020

Chỉ tiêu 2011 2015 2020

Dân số (nghìn người) 6.711 7.277 7.956

Tốc độ tăng dân số 2,05% 1,8% 1,7%

Tổng cung lao động (nghìn người) 3.543 4.118 4.631

Trong đó:

Nam 1.806 2.101 2.361

Nữ 1.737 1.997 2.270

Nguồn: UBND thành phố Hà Nội (2012)

Từ bảng trên cho thấy, đến năm 2020, tốc độ tăng dân số không có sự chênh lệch quá cao giữa các năm. Tổng dân số của thành phố Hà Nội đạt trên 7,9 triệu người, tổng cung lao động đạt được trên 4,6 triệu người, trong đó nam

giới khoảng 2,36 triệu người và nữ giới khoảng 2,27 triệu người (cơ cấu giới tính là 51% nam và 49% nữ).

Dự báo cầu lao động

Nhu cầu phát triển kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020 ngày càng cao do đó nhu cầu về lao động dự báo có xu hướng tăng cao. Trong giai đoạn này, dự báo hằng năm cầu về lao động khoảng 150.000 – 200.000 người. Yếu tố tác động và làm phát sinh cầu lao động bao gồm: Tăng trưởng kinh tế; Xây dựng nhiều khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị,…; phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao, các làng nghề truyền thống,... Các kết quả về dự báo cầu lao động của Hà Nội được thể hiện dưới đây:

Bảng 4.2. Kết quả dự báo cầu lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020

Năm Tổng cầu lao động (nghìn người)

2011 3.546

2015 3.949

2020 4.507

Nguồn: UBND thành phố Hà Nội (2012)

Như vậy, dự kiến đến năm 2015, tổng cầu lao động của thành phố Hà nội đạt khoảng 3.949 nghìn người và năm 2020 là 4.507 nghìn người (Bảng 4.2). Xem xét kết quả dự báo cầu lao động theo 3 nhóm ngành chính (Nông – lâm – thủy sản; Công nghiệp –Xây dựng; Dịch vụ), có thể thấy giai đoạn 2011-2020 cầu lao động của ngành nông – lâm – thủy sản có sự thay đổi mạnh mẽ giảm từ 27,6% xuống còn 15,0%. Nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến cho sự thay đổi trên là do thay đổi về cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (Bảng 4.3).

Bảng 4.3. Kết quả dự báo cầu lao động thành phố Hà Nội theo ngành, giai đoạn 2011-2020

Năm

Cầu lao động theo ngành

Tỷ lệ lao độngNLTS-CN,XD - DV (%) Nông - Lâm - Thủy sản(nghìn người) CN-XD(nghìn người) DVngười)(nghìn 2011 794 1.202 1.549 22,4 - 33,91 - 43,7 2015 754 1.390 1.805 19,09–35,2 - 45,71 2020 599 1.636 2.271 13,29 - 36,31 - 50,4

Nguồn: UBND thành phố Hà Nội (2012)

Từ Bảng 4.3 cho thấy, giai đoạn 2011 – 2020 sẽ có sự chuyển dịch mạnh về lao động từ ngành Nông – Lâm – Thủy sản chuyển dịch sang các ngành kinh tế hiện đại (công nghiệp – xây dựng; dịch vụ), góp phần năng suất lao động, tạo thành công cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Ngoài việc xem xét theo ngành, các dự báo về cầu lao động được thực hiện theo trình độ đào tạo (Bảng 4.4 và Bảng 4.5) dưới đây:

Bảng 4.4. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo

Năm Tổng cầu lao động

(nghìn người)

Cầu lao động qua đào tạo Số lượng

(nghìn người) Tỷ lệ (%)

2011 3.546 1.274 35

2015 3.949 2.172 55

2020 4.507 3.380 75

Nguồn: UBND thành phố Hà Nội (2012)

Xem xét cầu về lao động qua đào tạo, có thể thấy nhu cầu lao động đã qua đào tạo của Hà Nội khá cao và tăng mạnh trong giai đoạn 2015-2020 – giai đoạn

đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cầu lao động qua đào tạo năm 2015 là 3.949nghìn người (chiếm 55%) đã tăng lên 4.507 nghìn người (chiếm 75%) năm 2020 (Bảng 4.4).

Xem xét cầu lao động theo các nhóm trình độ, Bảng 4.5 cho thấy cầu lao động trong nhóm lao động được đào tạo từ hệ đào tạo nghề cao hơn nhóm đào tạo từ hệ giáo dục chuyên nghiệp. Từ năm 2011, cầu lao động được đào tạo từ hệ đào tạo nghề tăng mạnh từ 342 nghìn người lên 889 nghìn người (năm 2015) và 1.586 nghìn người (2020). Nhóm lao động đào tạo qua hệ giao dục chuyên nghiệp nhu cầu lao động tăng từ 1.274 nghìn người năm 2011 lên 2.172 nghìn người (năm 2015) và 3.380 nghìn người (năm 2020).

Bảng 4.5. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo phân theo trình độ

Năm

Cầu lao động qua đào tạo

(nghìn người)

Cầu lao động theo trình độ

(nghìn người) Tỷ lệ GDCN : ĐTN Hệ Giáo dục chuyên nghiệp (GDCN) Hệ đào tạo nghề(ĐTN) 2011 1.274 932 342 2,7 - 1 2015 2.172 1.283 889 1,4 - 1 2020 3.380 1.794 1586 1,1- 1

Nguồn: UBND thành phố Hà Nội (2012)

Bảng trên cho thấy, một sự chuyển dịch khá cân đối và phù hợp giữa hai nhóm trình độ đào tạo, tỷ lệ GDCN: ĐTN năm 2011 tương ứng là 2,7 : 1 đến năm 2020 đã đạt tỷ lệ gần như cân bằng 1,1 : 1.

Tóm lại, kết quả dự báo cầu lao động giai đoạn 2011-2015 cho thấy sự tăng trưởng lớn về lao động và cùng với đó là sự chuyển dịch lao động theo ngành, theo hệ trình độ đào tạo mạnh mẽ. Đối tượng lao động chủ yếu bị tác động ở khu vực nông thôn trong các ngành Nông-lâm-thủy sản và ở các nhóm không có trình độ. Như nhũng phân tích trước đây, địa giới Hà Nội được mở

rộng trong những năm vừa qua, kéo theo sự tăng trưởng lớn lao động trong nông nghiệp, nông thôn đặt ra thách thức lớn cho Thủ đô trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Trong quá trình giải bài toán đó, thì một trong những giải pháp chính để giải quyết đó là thực hiện hệ thống giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn và hướng họ trang bị kỹ năng, tay nghề và hoạt động trong các ngành công nghiệp hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa điều này là thực sự cần thiết, cấp bách.

4.1.2. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2010, Diện tích đất tự nhiên của Hà Nội đã lên tới trên 300 nghìn ha (tăng lên gấp 3,6 lần so với trước). Dân số Hà Nội gia tăng lên với tốc độ cao: năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đã đạt tới con số 6,5 triệu dân. Trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng lên khoảng 4 triệu người. Hà Nội đã có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn nếu so sánh với chính bản thân thành phố qua các thời điểm và đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố của các nước phát triển trong khu vực Châu Á. Theo quy hoạch thành phố Hà Nội đến 2030: Quy mô dân số của thủ đô Hà Nội đạt 8 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 54%; đạt 9 triệu người vào năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt đến 70%. Hà Nội sẽ được tổ chức không gian theo chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh, 13 thị trấn. Ngoài ra, phát triển các đô thị đối trọng để đảm trách các chức năng trung tâm của một số ngành dịch vụ, công nghiệp có bán kính 50-60km như Hải Dương, Hưng Yên, Phú Lý, Hòa Bình, Việt Trì... Với quy mô là một thành phố lớn trong “top” 20 trên thế giới, để bảo đảm các yêu cầu về phát triển bền vững, dưới góc nhìn các khía cạnh về kinh tế, cần hướng các chính sách đô thị hóa Hà Nội, nhất là các chính sách về tổ chức hoạt động và tổ chức không gian kinh tế của Hà Nội (Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, 2012).

Như các phân tích ở trên, đô thị hóa có những ảnh hưởng lớn đến vấn đề việc làm có thể minh họa áp lực tạo việc làm cho khu vực nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa.

Sơ đồ 4.1. Áp lực tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa

Áp lực tạo việc làm

* Thu hồi đất nông nghiệp: quá trình đô thị hóa diễn ra đã kéo theo một bộ phận lớn nông dân bị thu hồi đất lâm vào tình trạng không có việc làm, gây hậu quả xấu không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội. Đô thị hóa tạo áp lực lên vấn đề việc làm, từ đó yêu cầu bức thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất và tạo việc làm là vấn đề cốt lõi.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đô thị hóa tất yếu dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Người lao động nông thôn gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp. Đặc biệt, là tìm cách thức để có thể làm việc trong khu vực kinh tế hiện đại (công nghiệp – xây dựng và Thương mại và dịch vụ). Rào cản về kỹ năng nghề khiến phần lớn các lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn rơi vào tình trạng thất nghiệp từ đó tạo áp lực lên vấn đề việc làm và tạo việc làm.

* Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp: Đô thị hóa mở đường cho sự phát triển các khu công nghiệp, cùng với đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhiều người canh tác trên một diện tích đất nhỏ hơn trước, khiến vấn đề thiếu việc làm càng trở nên trầm trọng hơn.

* Nhu cầu phát triển kinh tế: Đô thị hóa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của khu vực nông thôn điều này có ảnh hưởng tích cực đến vấn đề việc làm và tạo việc làm, cần có những chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh,...

4.2. Mục tiêu và định hướng về tạo việc làm

4.2.1. Mục tiêu và quan điểm

Hệ thống quan điểm, chính sách việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, bên cạnh những chính sách riêng, còn gắn liền với khuôn khổ luật pháp và chính sách việc làm nói chung của cả nước mà trước đó, các chính sách tạo việc làm đã được áp dụng và là một trong những hệ thống giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

Điều 12, Bộ Luật Lao Động (Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội: Bộ luật Lao động) quy định rõ về chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm của nước ta như sau:

Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm; Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề; Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyến khích để người lao động tự tạo việc làm; hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc ít người để giải quyết việc làm; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động;Hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài; Thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Luật Việc làm ban hành năm 2013, đã dành cả một chương (Chương II, Luật Việc làm) cho các chính sách hỗ trợ tạo việc làm. Cụ thể, Mục 2, Chương II, Luật Việc làm bao gồm Điều 15, Điều 16 và Điều 17 quy định các chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn:

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn,căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ:Hỗ trợ học nghề;Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;Giới thiệu việc làm miễn phí;Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật Việc làm...

- Hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn, người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động:Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật Việc làm; Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm; Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Các chương trình mục tiêu quốc gia việc làm, giảm nghèo và dạy nghề đến năm 2020 theo quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ cũng đề ra mục tiêu: Hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị trường lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn và khu vực phi chính thức. Bên cạnh đó, các quyết định được ban bành như: Quyết địnhSố 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 52/2012/QĐ-TTgngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

Trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Nhà nước, Hà Nội đã cụ thể hóa thông qua việc phê duyệt Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2010- 2015 và ban hành Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 25/09/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc hỗ trợ học nghề, tạo việc làm và tín dụng cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định được phê duyệt, người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường, có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi, trong độ tuổi lao động và có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm việc làm, vay vốn tạo việc làm sẽ được tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội hoặc tại phiên giao dịch làm việc lưu động tại các điểm giao dịch ở các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, các đối tượng nêu trên còn có thể được hỗ trợ học nghề ở trình độ sơ cấp và học nghề dưới 03 tháng; hỗ trợ học phí học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng; hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; vay vốn tạo việc làm trong nước,… với các mức hỗ trợ cụ thể như: Hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,… Riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhận nhiều lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế theo quy định của pháp luật.

Trước đó các quyết định liên quan được thành phố Hà Nội ban hành như: Quyết định số 86/2009/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 ban hành Quy chế quản lý và

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Trang 136 -180 )

×