- Giáo dục Tiểu học:
4 Về sách, tạp chí, tài liệu
2.4.4.2. Công tác xây dựng các chính sách phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Tiểu học.
trưởng trường Tiểu học.
Do điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp khó khăn, nguồn lực hạn chế nên Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ yếu tập trung tổ chức triển khai các chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương đối với phát triển giáo dục TH, trong đó có phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường TH như kiên cố hóa trường học, xây dựng nhà ở công vụ giáo viên vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện xã hội hóa giáo dục...chưa có các cơ chế, chính sách riêng, đặc thù, đủ mạnh để tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường TH.
Để tìm hiểu thực trạng chính sách đối với công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường TH, chúng tôi đưa ra câu hỏi đối với hiệu trưởng trường TH “Đồng chí hãy cho biết tác dụng của các chế độ chính sách hiện nay đối với việc phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường TH”, kết quả được tổng hợp trong bảng 2.12
Bảng 2.12. Tác dụng của các chính sách đối với việc phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ lệ % STT Chế độ chính sách Có nhiều tác dụng Có tác dụng Không có tác dụng 1 Lương 66,7 33,3 0,0 2 Phụ cấp chức vụ 46,7 46,7 6,6
3 Điều kiện làm việc, học tập 80,0 20,0 0,0
4 Nhà ở, đất đai 40,0 53,3 6,7
5 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 60,0 40,0 0,0 6 Gắn kết quả bồi dưỡng với sử dụng 46,7 53,3 0,0 7 Chế độ chuyển vùng, luân chuyển 26,7 53,3 20,0 8 Phong tặng danh hiệu nhà giáo 33,3 60,0 6,7 9 Tặng huy chương, kỷ niệm chương 33,3 46,7 20,0 10 Bình xét thi đua và khen thưởng 46,7 53,3 0,0
Số liệu ở bảng 2.12 cho thấy hiệu trưởng trường TH đánh giá cao tác dụng của các yếu tố: điều kiện làm việc, học tập, lương, chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, theo ý kiến của hiệu trưởng trường TH những yếu tố có tác động mạnh nhất đến việc phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường TH là : 1/ Điều kiện làm việc, học tập; 2/ Lương; 3/ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng.
Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, tác dụng của các yếu tố trên chưa cao, chưa thực sự tác động mạnh mẽ đến việc phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường TH thị xã Phúc Yên. Do vậy trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả tác động của các yếu tố trên cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các chế độ chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ hiệu trưởng trường TH.
Như vậy, thị xã Phúc Yên chưa ban hành được các chính sách riêng để áp dụng cho đội ngũ hiệu trưởng ,CBQL trường học nói chung và trường TH nói riêng. Các chế độ chính sách về thu hút, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, khen thưởng, tôn vinh CBQL trường TH đều đang áp dụng theo quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, Tỉnh đang thực hiện đề án “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mầm non, tiểu học, THCS thị xã Phúc Yên giai đoạn 2010-2015” đây là những chính sách chung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên không có quy định riêng, cụ thể cho hiệu trưởng và CBQL trường TH. Nguồn tài chính để thực hiện các chế độ, chính sách cho CBQL và giáo viên phổ thông tại địa phương, chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ học phí và thu khác của nhà trường rất thấp, không đáng kể do vậy việc nâng cao mức sống, điều kiện công tác, tự học tập cho đội ngũ hiệu trưởng và CBQL trường TH thị xã Phúc Yên vẫn còn gặp khó khăn.
Tóm lại : Thị xã Phúc Yên trong những năm qua đã quan tâm đến việc thực hiện các chế độ, chính sách (quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo môi trường thuận lợi..) để phát triển đội ngũ hiệu trưởng tường TH đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục TH nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Bộ giáo dục và đào tạo cũng chưa chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng đãi ngộ phù hợp để kích thích động cơ làm việc, lao động sáng tạo của đội ngũ hiệu trưởng trường TH, tạo môi trường làm việc thuận lợi để họ hứng thú, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu khoa học, không ngừng phát triển bản thân, góp phần phát triển nhà trường và phát triển ngành.