Mục đích biện pháp

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu học thị xã phúc yên theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 105 - 108)

- Giáo dục Tiểu học:

4 Về sách, tạp chí, tài liệu

3.2.6.1. Mục đích biện pháp

Quan điểm của Đảng ta “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Để thể hiện điều đó, trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương khóa VIII đã khẳng định “ Đầu tư cho GD&ĐT lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho GD&ĐT và phải được sử dụng tập trung, ưu tiên cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đào tạo cán bộ cho một số ngành trọng điểm, bồi dưỡng nhân tài, trợ giúp cho giáo dục ở những vùng khó khăn và diện chính sách...”.

Như vậy, quan điểm trên của Đảng ta đã thể hiện rõ các chính sách ưu tiên, ưu đãi, chính sách đầu tư và chính sách tiền lương (cả phụ cấp) cho ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 106 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

GD&ĐT. Đó là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển GD&ĐT, điều đó cũng thể hiện ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ban hành và thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

- Có cơ cấu khuyền khích và đãi ngộ với CBQL trường học, bằng chính sách tiền lương, thăng tiến, đào tạo và phúc lợi để dảm bảo CBQL tận tâm với công việc. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có chất lượng giáo dục trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hiệu trưởng là người có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục của Nhà trường. Do đó có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ hiệu trưởng.

- Cần thay đổi chính sách tiền lương của đội ngũ công chức cấp Sở, Phòng GD&ĐT. Vì lý do chính sách tiền lương hiện nay áp dụng cho đội ngũ công chức này là chưa phù hợp và có phần bất hợp lý nên không động viên, khuyến khích cán bộ làm việc khó khăn trong việc điều động CBQL hoặc giáo viên có năng lực chuyên môn tốt về công tác tại các Sở, Phòng giáo dục và đào tạo.

- Phòng GD&ĐT xây dựng các tiêu chuẩn theo Chuẩn hiệu trưởng cho chức danh Hiệu trưởng trường TH và lấy đó làm căn cứ để bổ nhiệm hiệu trưởng, đảm bảo hiệu trưởng được bổ nhiệm có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Cụ thể như:

+ Trình độ ứng dụng CNTT vào công tác QL và dạy học

+ Trình độ ngoại ngữ (hoặc hiểu và biết tiếng dân tộc thiểu số đối với vùng có người dân tộc sinh sống).

+ Một số năng lực quản lý ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ.

+ Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp ( thực tế hiện nay, có một bộ phận hiệu trưởng trường TH thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật yếu, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 107 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học cho các trường TH theo hướng kiên cố, hiện đại và đạt Chuẩn quốc gia (hiện nay số trường chuẩn 11/15 trường, số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 còn thấp 1/15 trường).

- Tăng cường mở rộng các hoạt động giao lưu về công tác quản lý trường học, nhằm giúp các nhà quản lý trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu các thành tựu tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

- Có các chính sách chế tài phù hợp và thiết thực để tăng cường hiệu lực thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khe thưởng kỷ luật.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Nhà nước cần ban hành chính sách mới về chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ, và các loại phụ cấp phù hợp đối với cán bộ quản lý giáo dục nói chung và CBQL trường học nói riêng.

Các đơn vị quản lý ngành như: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cần có những phản ánh, kiến nghị kịp thời với các cấp lãnh đạo và các cơ quan hữu quan, để giải quyết những vấn đề liên quan đến chế độ chính sách hiện nay không phù hợp với CBQLGD nói chung và đội ngũ Hiệu trưởng trường TH nói riêng.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Nhà nước và các cấp chính quyền cần phải thật sự quan tâm đến ngành GD&ĐT, thật sự xem giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Hàng năm cần ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển con người và phát triển giáo dục.

Cần phải coi quản lý là một nghề và là một nghề đặc biệt. Vì vậy, cần phải có chính sách để thu hút nhân tài, cán bộ giỏi làm nghề quản lý để phát huy tài năng của họ.

Công tác phối hợp giữa ngành GD&ĐT và các ngành liên quan.

- Hiện nay cơ chế phân cấp, phân quyền ở cơ sở còn nhiều vấn đề phức tạp, lạm dụng trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan trong quá trình triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 108 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khai và thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm, các cơ quan cần phải xây dựng quy chế phối hợp để phân công trách nhiệm và quyền hạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Cần có sự thay đổi trong công tác quản lý từ mầm non đến THCS ( chủ thể quản lý phải là Phòng GD&ĐT, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, quản lý tài chính, cơ sở vật chất, đặc biệt là quản lý đội ngũ), để nâng cao trách nhiệm quản lý và đem lại hiệu quả thiết thực trong GD&ĐT.

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu học thị xã phúc yên theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)