0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 119 -120 )

- Cơ cấu chi chưa hợp lý, tỷ trọng chi cho người lao động lớn nhưng chi cho từng cá nhân chưa được cải thiện nhiều Một số khoản chi như chi văn

3.3.5 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên

Đối với cơ quan Nhà nước, tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (cơ chế khoán) để tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ quan chủ động trong sử dụng biên chế và kinh phí một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, theo vị trí việc làm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Từng bước xây dựng hệ thống định mức ‘kinh tế-kĩ thuật’ phù hợp trong từng lĩnh vực, gắn với quản lý chất lượng, trên cơ sở đó hoàn thiện và từng bước thực hiện cơ chế phân bổ kinh phí, quản lý tài chính gắn với kết quả công việc.

Kiện toàn tổ chức bộ máy của các trường theo hướng hiện đại, hợp lý và chuyên nghiệp, đặc biệt tổ chức bộ máy quản lý hành chính tinh giản, gọn nhẹ. Các khoa, bộ môn, trung tâm, viện trực thuộc trường... được tổ chức phù hợp với chuyên ngành đào tạo và các định hướng phát triển khoa học và dịch vụ, phát huy thế mạnh truyền thống của các trường đồng thời chú trọng phát triển các ngành mới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phù hợp với điều kiện trình độ chuẩn theo qui định điều lệ trường đại học, cao đẳng. Cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy là lực lượng chính chiếm từ 70-75% trở lên.

Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, bao gồm xây dựng tiêu chuẩn cụ thể chức danh cán bộ quản lí trong trưởng. Yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới để nâng cao hơn nữa năng lực tự chủ, lãnh đạo của các

trường phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí, nắm rõ về công tác quản lý tài chính của đơn vị.

Tiếp tục xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, tập trung bồi dưỡng để thay thế, kế thừa nhất là đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, không để thiếu hụt.

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ có tính chuyên nghiệp cao, có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo về quản lý, chấp hành luật kế toán thống kê hiện hành của nhà nước trong hoạt động của đơn vị. thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật các văn bản mới về chế độ chính sách liên quan đến công tác tài chính để tham mưu cho lãnh đạo và hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức làm đúng chế độ nhà nước.

Đội ngũ kế toán, đặc biệt là Kế toán trưởng phải thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật các Văn bản mới về chế độ chính sách liên quan đến công tác tài chính để tham mưu cho lãnh đạo và hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức làm đúng chế độ nhà nước.

Ngoài ra, thủ trưởng đơn vị cũng cần phải thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng về tài chính, cơ chế mới cho các chủ tài khoản để hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình từ đó ra được các quyết sách đúng đắn, chỉ đạo công tác tài chính kế toán ở đơn vị theo đúng khuôn khổ pháp lý.

Ban hành các tiêu chí cơ bản làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với đơn vị trực thuộc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 119 -120 )

×