Hệ Sơ cấp nghề:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 45 - 49)

1 Lái xe ô tô hạng C; B2 Thời gian học 3-5 tháng 2 Tất cả các nghề trên đều có đào tạo ngắn hạn. Thời gian học <12 tháng ( Nguồn: Phòng đào tạo trường CĐ nghề CĐ-XD và NL Trung Bộ)

Qua bảng 2.4. Trường cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ có trên 21 nghề đào tạo cho 3 cấp học là cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, với một trường có đa ngành, đa nghề đã tạo ra một thị trường truyển sinh rất rộng trong cả nước. Hiện nay nhà trường được Tổng cục dạy nghề công nhận nghề đạt tiêu chuẩn đào tạo nghề quốc tế gồm; nghề Công nghệ ô tô và nghề công nghệ sinh học; nghề đạt tiêu chuẩn ASIAN gồm, nghề vận hạnh máy và thi công nền đường, lâm sinh, nghề đạt tiêu chuẩn quốc gia gồm, nghề trắc địa.

- Phương thức đào tạo: Đào tạo tập trung tại trường; Liên kết với các địa phương, các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo; Tổ chức đào tạo tại cơ sở gắn với việc làm.

Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều kiện làm việc thuận lợi phát huy cao độ trí tuệ, năng lực của cán bộ, giáo viên nhà trường cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn; Tạo điều kiện thuận lợi cho người học để không ngừng nâng cao chất lượng học tập với những kỹ năng tiên tiến hiện đại và những kiến thức cần thiết để tiến thân lập nghiệp; Phấn đấu trở thành một trong 10 trường cao đẳng nghề hàng đầu quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển thương hiệu ‘‘Cao đẳng nghề Trung bộ ” rộng rãi trong cả nước, trong khu vực và quốc tế.

* Chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường

Phấn đấu đến năm 2020 đạt được các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

- Trên 5% giáo viên có trình độ tiến sĩ, 35% giáo viên có trình độ thạc sĩ; 80% giáo viên chuyên môn dạy được cả lý thuyết và thực hành; Trên 10% cán bộ, giáo viên sử dụng thành thạo được ít nhất một ngoại ngữ; Có trên 5% giáo viên trở thành "chuyên gia cấp ngành"; Có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi nghề cấp toàn quốc.

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý làm việc có tính chuyên nghiệp cao, tinh thông về nghiệp vụ, 100% sử dụng thành thạo vi tính, 20% sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng trong giao dịch, làm việc.

- Quy mô đào tạo đạt 7.930 học sinh-sinh viên/năm.

- Đa dạng hoá ngành nghề đào tạo: Triển khai đào tạo 47 nghề.

- Đổi mới cơ bản chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, theo hướng tiếp cận với chuẩn mực đào tạo của các nước tiên tiến trong khu vực.

- Xây dựng được từ 5 đến 7 nghề có chất lượng đạt chuẩn đào tạo của các nước tiên tiến trong khu vực.

- Mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo, chuyển giao công nghệ với một số trường Đại học, Viện khoa học, Doanh nghiệp… trong và ngoài nước. Từ năm 2015 thí điểm liên kết đào tạo Kỹ sư thực hành cho 5-7 nghề.

- Có chương trình đào tạo liên thông với các hệ đào tạo, các cấp đào tạo trong và ngoài hệ thống dạy nghề.

- Cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, đồng bộ và hiện đại.

- Đảm bảo về đời sống vật chất và tinh thần để cán bộ, giáo viên toàn tâm toàn ý với công việc.

- Phát triển mạnh các dịch vụ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong lĩnh vực: giống cây trồng, vật nuôi; chế biến nông, lâm, thuỷ sản; tư vấn khảo sát xây dựng; cơ điện nông nghiệp ...

- Phát triển đa dạng hóa nguồn tài chính, hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, nâng cao mức thu nhập cho cán bộ, giáo viên.

- Kiểm định chất lượng trường: Năm 2015 đạt cấp độ 2; năm 2020 đạt tiêu chuẩn cấp độ 3.

2.2.4. Các thuận lợi và khó khăn của trường* Các thuận lợi của nhà trường * Các thuận lợi của nhà trường

- Là trường Cao đẳng nghề đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp có quy mô đào tạo lớn và duy nhất của Ngành trong khu vực miền Trung và Tây nguyên.

- Trường đã có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo nghề, nhất là các nghề gắn với ngành nông - lâm nghiệp và thủy lợi, có uy tín và quan hệ mật thiết với các cơ quan, các địa phương và các doanh nghiệp trong khu vực.

- Công tác đào tạo của trường trong những năm qua được duy trì và phát triển, có nhiều đổi mới, đa dạng, linh hoạt, ngành nghề đào tạo mang tính truyền thống đặc thù, chất lượng của phần lớn học sinh ra trường được xã hội chấp nhận, hầu hết học sinh ra trường có việc làm ngay.

- Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bước đầu đã được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện tiếp cận với kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, chuẩn bị đón đầu phương pháp và hình thức, mô hình đào tạo mới.

* Các khó khăn của trường

- Cơ sở vật chất của Trường được xây dựng từ những năm 1985-1990, trên cơ sở 3 trường hợp nhất lại, các cơ sở chưa được đầu tư nâng cấp, nên đến nay nhiều hạng mục công trình đã bị hư hỏng và xuống cấp. Trang thiết bị đào tạo chưa đồng bộ, phần lớn lạc hậu và đang có sự bất cập với phát triển quy mô, ngành nghề đào tạo.

- Trang thiết bị đào tạo chưa đồng bộ, phần lớn lạc hậu và đang có sự bất cập với phát triển quy mô, ngành nghề đào tạo.

- Chương trình, giáo trình chậm đổi mới, nội dung còn lạc hậu, chưa được cập nhật thường xuyên, năng lực của đội ngũ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới trong đào tạo, khả năng ngoại ngữ kém.

- Nguồn lực tài chính còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đào tạo.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp đều tra, thu thập số liệu 2.3.1. Phương pháp đều tra, thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu

- Thứ cấp; Đề tài kế thừa các số liệu, tài liệu, báo cáo có liên quan tới công tác quản lý và sử dụng nguồn tài chính của các trường dạy nghề trực thuộc Bộ NN và PTNT.

Sơ đồ khung nghiên cứu. -Số liệu thứ cấp -Phỏng vấn chuyên gia -Tính toán các chỉ tiêu

-Số liệu chi tiết -Khảo sát thực tế -Phỏng vấn chuyên gia Thực trạng tự chủ tài chính của các trường dạy nghề trực thuộc Bộ NN&PTNT Thực trạng tự chủ tài chính Trường cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung

Bộ

(Nghiên cứu điểm)

Thực trạng tự chủ tài chính các trường dạy nghề trực thuộc Bộ

NN&PTNT (cơ sở thực tiễn)

Định hướng cải cách tài chính công, định hướng phát triển đào tạo nghề

(cơ sở lý luận) Giải pháp nâng cao tự chủ tài chính các trường dạy nghề trực thuộc Bộ -Suy đoán logic -Phỏng vấn chuyên gia - Khái quát hóa -Nghiên cứu tài liệu -Hệ thống hóa -Khái quát hóa

-Tính toán các chỉ số

-So sánh theo thời kỳ, theo không gian

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w