Nâng cao nhận thức về chủ trương tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 113 - 115)

- Cơ cấu chi chưa hợp lý, tỷ trọng chi cho người lao động lớn nhưng chi cho từng cá nhân chưa được cải thiện nhiều Một số khoản chi như chi văn

3.3.1 Nâng cao nhận thức về chủ trương tự chủ tài chính

Chủ trương tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học, cao đẳng là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm phát huy quyền tự chủ của các đơn vị, tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước, của xã hội đầu tư cho các trường, nâng cao vai trò, trách nhiệm sử dụng nguồn tài chính để đầu tư và phát triển.

Thực hiện chuyển đổi từ việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập như hiện nay sang thực hiện phương thực đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh

tế-kĩ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ. Chuyển dần từ phương thức cấp phát trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công sang cấp phát cho đối tượng thụ hưởng; Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường đại học, cơ sở dạy nghề, bệnh viện…) được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; đơn vị được vay vốn các tổ chức tín dụng, huy động của các cán bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp; Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Quy định rõ vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và tăng cường sự giám sát của cán bộ nhân viên trong việc sử dụng biên chế, kinh phí của đơn vị, có chế tài khen thưởng, xử phạt thích đáng, làm đòn bẩy trong tổ chức và hoạt động của đơn vị.

Đổi mới cơ chế theo hướng tính đủ giá dịch vụ đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; Nhà nước quy định giá hoặc khung giá sản phẩm, dịch vụ đối với các loại dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phía hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp; thực hiện có lộ trình việc xoá bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ; Tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm hướng tới việc cung cấp tốt hơn cả về số lượng và chất lượng dịch vụ cho toàn xã hội.

Công khai, minh bạch để mọi cán bộ giáo viên biết được lợi ích của cơ chế mới cũng như sự tác động của nó tới bản thân mỗi người lao động và toàn đơn vị. Từ đó tạo môi trường và động lực khuyến khích các trường và đội ngũ

cán bộ viên chức phát huy tài năng, trí tuệ của mình để cung cấp chất lượng giáo dục đào tạo tốt cho xã hội.

- Khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cho các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ theo hướng phân cấp cho các đơn vị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w