Các chỉ tiêu chủ yếu phản ảnh tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 87 - 90)

- Ngày 17/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

3.1.2.4Các chỉ tiêu chủ yếu phản ảnh tự chủ tài chính

c. Cơ cấu các khoản chi theo nhóm thanh toán của Trường cao đẳng

3.1.2.4Các chỉ tiêu chủ yếu phản ảnh tự chủ tài chính

a. Mức tự đảm bảo kinh phí

Qua bảng 3.10 cho thấy

Tạo lập nguồn thu rất quan trọng đối với nhà trường, thu sự nghiệp ở giai đoạn 2001 tỷ trọng đảm bảo kinh phí chi thường xuyên rất thấp, thực hiện đơn vị sự nghiệp có thu năm 2006 thu sự nghiệp đảm bảo kinh phí chi thường xuyên tăng lên, phát huy NĐ10 nhà trường thực hiện theo NĐ43 cơ chế tự chủ tài chính, nhà trường liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, nâng cao

các hoạt động dịch vụ SXKD, tìm kiếm các khoản thu, tiết kiện các chi phí không cần thiết để tăng thu, năm 2010 thu sự nghiệp tăng lên rất rõ rệt, mức đảm bảo kinh phí thường xuyên chiếm tỷ trọng tăng lên 32,01% với số tiền 4.485 triệu đồng.

Bảng 3.10 Tỷ trọng thu sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí của Trường cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2006 Năm 2010 1 Tổng các nguồn thu 12.481 17.155 25.431

2 Kinh phí HĐ thường xuyên 10.712 10.150 14.011 3 Đầu tư cơ bản (mua TSCĐ theo nguồn thu sự nghiệp) 41 295 657

Nguồn thu sự nghiệp 869 3.005 4.485

1 Tỷ trọng thu sự nghiệp/ kinh phí hoạt động thường xuyên 8,12% 29,61% 32,01% 2 Tỷ trọng thu sự nghiệp/ Tổng nguồn thu 6,97% 17,52% 17,64% 3 Tỷ trọng thu sự nghiệp/ tổng đầu tư cơ bản (mua TSCĐ) 4,72% 9,82% 14,65% (Nguồn: Báo cáo Q.toán trường CĐN CĐ-XD&NL Trung Bộ)

Trong 3 giai đoạn thì 2 giai đoạn (2002-2006) và 2006 đến nay trường thực hiện NĐ10/CP và NĐ43/CP nguồn thu sự nghiệp tăng lên mạnh so với thời kỳ năm 2001, nguồn thu sự nghiệp tăng mạnh đã đảm bảo kinh phí trên tổng nguồn thu như sau; năm 2006 và 2010 chiếm tỷ trọng rất lớn trên 17%. Nếu đem so với năm 2001 thì tỷ trọng chiểm 6,97%, hơn nữa số thu sự nghiệp tăng lên trong giai đoạn 2006, 2010 về tỷ trọng tăng mạnh, nhưng xét về số tiền thì tăng tuyệt đối đều này cũng dễ hiểu, từ năm 2005 đến 2010 liên tục hệ số lương tối thiểu tăng lên theo hàng năm, nhưng số tiền thu sự nghiệp vẫn tăng lên trên 4.485 triệu đồng cùng với thời kỳ năm 2010.

Thu sự nghiệp tăng lên như vậy, trường bổ sung kinh phí khác từ nguồn thu sự nghiệp để đầu tư mua sắm TSCĐ, năm 2001 mức đầu tư mua sắm TSCĐ từ thu sự nghiệp thấp chiến 4,72% thì sang năm 2006 tăng lên 9,82% nhất là năm 2010 tỷ trọng tăng mạnh lên 14,65%. Chính có nguồn thu sự nghiệp tăng lên như vậy trường đã đầu tư mua sắm TSCĐ bổ sung cho giảng dạy học tập. Năm 2010 nhà trường chi từ nguồn quỹ hoạt động sự nghiệp để chi hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên mua máy vi tính xách tay phục vụ công tác chuyên môn và giảng dạy với phương châm cá nhân cùng nhà trường mua thiết bị giảng dạy. Năm 2010 đã hỗ trợ 53 máy vi tính xách tay cho 53 giáo viên và cán bộ đầu ngành với mức hỗ trợ cán bộ đầu ngành là 6 triệu đồng/1máy , giáo viên mức hỗ trợ 5 triệu đồng/1 máy, từ đó đã tạo ra sự phấn khởi cho cán bộ, giáo viên, đạt lớn nhất của trường đã áp dụng tin học hóa vào công tác giảng dạy từ đó đã nâng cao chất lượng bài giảng trên lớp.

Qua phân tích trên nhà trường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo NĐ 43/CP đã tạo lập nguồn thu qua các năm tương đối ổn định bỡi vì các hoạt động dịch vụ của trường thường xuyên hoạt động ổn định như: Hoạt động đào tạo lái xe ô tô, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và hoạt dịch vụ ký túc xá …. được nhà trường duy trì thường xuyên. Nhưng cũng gặp nhiều khó khăn khi cơ chế thị trường giá cả tăng lên rất nhanh thì định mức thu học phí của đào tạo lái xe ô tô không tăng hoặc tăng không kịp thời, hơn nữa các đối thủ cạnh tranh rất nhiều đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu sự nghiệp.

Mặc dù nguồn thu ngoài NSNN cấp đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn, nhưng các nguồn thu chủ yếu phát sinh theo truyền thống ngành nghề có nhiều đối thủ cạnh tranh, lãnh đạo nhà trường với quan điểm tích cực trong việc tìm kiếm các nguồn thu, trong khi đó các khoa, khối phòng chuyên môn có do tâm lý ỷ lại vào nguồn NSNN cấp, chưa tích cực tìm kiếm

khai thác các nguồn thu theo ngành nghề có lợi thế hiện nay. Vì vậy, trong thời gian tới, nếu phải thực hiện tự chủ tài chính thì Trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu rất lớn trong giai đoạn xây dựng mô hình đa ngành, đa cấp, đổi mới và phát triển dạy nghề như hiện nay.

b. Chênh lệch thu chi

Trường cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ là đơn vị đào tạo sự nghiệp công lập phát triển theo hướng đa cấp, đa ngành nghề, đa lĩnh vực do vậy tăng cường khai thác mọi nguồn thu tài chính, đa dạng các nguồn lực kinh tế để phục vụ cho hoạt động, nâng cao đời sống của cán bộ viên chức luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 87 - 90)