Tình hình thực hiện chi thường xuyên của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ trong 3 giai đoạn (năm 2001, 2006, 2010)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 64 - 68)

- Ngày 17/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

3.1.1.2Tình hình thực hiện chi thường xuyên của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ trong 3 giai đoạn (năm 2001, 2006, 2010)

trực thuộc Bộ trong 3 giai đoạn (năm 2001, 2006, 2010)

Qua bảng 3.2 cho thấy; kinh phí thường xuyên giao cho các trường chủ yếu để chi cho nhóm chi thanh toán cá nhân và chuyên môn nghiệp vụ, nhóm chi thanh toán cá nhân năm 2001 chiếm tỷ trọng 34,73%, năm 2006 và năm 2010 lần lượt tỷ trọng tăng lên 38,41% và 39,63%, chủ yếu là chi lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, nhóm chi chuyên môn chiếm tỷ trọng sấp sỉ 24%, còn lại là nhóm mua sắm sửa chữa và nhóm chi khác.

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp nhóm chi của các trường dạy nghề trong 3 giai đoạn năm (2001, 2006,2010)

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2001 Năm 2006 Năm 2010

Tốc độ PTBQ (%) Tỷ trọng BQ (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tổng cộng 77.076 100 215.151 100 318.828 100 213,66 100 I T/toán cá nhân 26.768 34,73 82.629 38,41 126.348 39,63 230,80 37,59 1 Tiền lương và

khoản theo lương 22.816 29,60 72.466 33,68 112.467 35,28 236,40 32,83 2 Học bỗng HSSV 3.951 5,13 10.162 4,72 13.881 4,35 196,89 4,73

II Chi CM NV 27.151 35,23 52.729 24,51 70.295 22,05 163,76 27,26

III Chi m/sắm, s/chữa 16.688 21,65 61.078 28,39 79.987 25,09 248,47 25,04

IV Chi khác 6.468 8,39 18.714 8,70 42.197 13,24 257,40 10,04

(Nguồn; Vụ tài chính Bộ NN&PTNT) biểu đồ 3.2. Tổng hợp nhóm chi

- Nhóm thanh toán cá nhân:

+ Chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhóm tiền lương các khoản theo lương. Năm 2001 chi lương là 22.816 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,6%, sang năm 2006 tăng lên 72.466 triệu đồng, tỷ trọng tăng lên 33,68% và năm 2010 tăng lên 112.467 triệu đồng, tỷ trọng tăng mạnh lên 35,28%. Tốc độ phát triển bình quân tăng mạnh lên 236,4% và tỷ trọng bình quân các giai đoạn tăng 37,59%. Hàng năm các trường cũng dành một khoản kinh phí để chi trả học bỗng khuyến khích học sinh sinh viên có thành tích học tập, mức chi học bỗng khuyến khích các trường thực hiện theo qui định từ 10-15% kinh phí thường xuyên (trừ kinh phí xây dựng, sửa chữa lớn và mua sắm thiết bị)

+ Khoản mục chi thanh toán khác cho cá nhân các trường chủ yếu tập trung vào chi chênh lệch thu nhập thực tế so với tiền lương của viên chức. Chi lương tăng thêm nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên để cải thiện

đời sống. Khoản mục này cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong nhóm mục chi thanh toán cá nhân và có xu hướng tăng qua các năm.

Qua phân tích, khoản mục tiền lương tăng lên hàng năm, cho thấy cùng với sự phát triển của đơn vị, việc quan tâm tới đời sống cán bộ, giáo viên nên tiền lương, thưởng, phụ cấp lương đều tăng, đảm bảo tăng tưởng ổn định tình hình tài chính, phù hợp với đều kiện tự chủ tài chính của đơn vị.

- Nhóm chi thanh toán chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2001 chiếm tỷ trọng 35,2% thì sang năn 2006 tỷ trọng giảm xuống còn 24,5% và năm 2010 tỷ trọng tiếp tục giảm xuống 22,05%. Nhưng tốc độ phát triền bình quân tăng 163,7%. Nhưng xét về tỷ trọng bình quân tăng mạnh lên 27,26%.

Phân tích nhóm chi chuyên môn nghiệp vụ thì các khoản chi thanh toán và dịch vụ công cộng như điện nước, tiền xăng xe ô tô, và vật tư văn phòng phẩm có giảm xuống. Đây là sự nổ lực tiết kiệm chi phí của các trường dạy nghề trong hoàn cảnh thị trường vật giá tăng liên tục trong những năm gần đây kể cả công tác phí cũng tăng lên theo chế độ hiện hành.

Trong nhóm chi chuyên môn nghiệp vụ của các trường dạy nghề có khoản mục tiền vật tư thực hành thực tập của học sinh, đây là khoản chi cơ bản trong quá trình luyện tập kỹ năng tay nghề đòi hỏi phải có vật tư cho học sinh thực tập, các trường đã thực hiện tiết kiệm sử dụng vật tư thực tập nhiều lần để thực tập mà không ảnh hưởng giờ thực tập của học sinh, có trường còn liên kết với các đơn vị sản xuất nhận các sản phẩm về cho học sinh gia công sản xuất, chủ yếu là nâng cao kỹ năng tay nghề trong quá trình thực tập và góp phần giảm chi phí mua vật tư.

- Nhóm chi mua sắm sửa chữa cũng tăng lên, Nhóm mục mua sắm tăng là đều rất tốt, hơn nữa các trường được đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình MTQG của Tổng cục dạy nghề cấp cho trường trọng điểm và nghề trọng điểm theo chương trình đổi mới và phát triển dạy nghề.

- Chi khác cũng tăng lên, điều này dễ hiểu là chi phí khác tăng lên do tiết kiệm các khoản chi phí, do có cơ chế tự chủ tài chính nên chi khác tăng lên để tạo lập các quỹ của cơ quan theo qui định.

Qua phân tích số liệu trên cho thấy biến động qua các giai đoạn sau. + Năm 2001 khi chưa áp dụng nghị định 10/CP tiền lương và các khoản theo lương chiếm tỷ trọng thấp nhất điều dễ hiểu là NSNN cấp khoản mục nào thì các đơn vị chi khoản mục đó, thậm chí có đơn vị chi không hết kinh phí bị xóa sổ.

+ Nghị định 10/CP/2002 ra đời các ĐVSN công lập có thu đã chủ động tạo lập nguồn thu, chủ động trong việc chi tiêu cho các hoạt động và tạo lập nguồn thu qua các hoạt động dịch vụ theo đơn vị sự nghiệp có thu, từ đó đã tiết kiệm được các khoản chi không cần thiết cũng như tích cực tạo lập nguồn thu cho đơn vị, nên việc chi trả lương và các khoản theo lương tăng lên, trích lập các quỹ theo qui định.

+ Nghị định 43/CP/2006, các trường đã chủ động tạo lập nguồn thu theo cơ chế tự chủ tài chính, qua phân tích cho thấy các khoản thanh toán cá nhân tăng lên, chứng tỏ cán bộ, giáo viên được thu nhập lương tăng thêm, được hưởng các khoản phúc lợi tăng lên, nhưng do biến động về giá cả thị trường đã hạn chế phần nào về thu nhập của cán bộ, giáo viên về mặt tuyệt đối về sức mua của đồng tiền, giá cả tăng trên thị trường cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các dịch vụ và đã làm tăng chi phí đầu vào. Năm 2010 một số trường cũng gặp khó khăn về tuyển sinh do ngành nghề đặc thù của ngành nông nghiệp, từ đó dẫn đến số lượng học sinh đầu vào giảm. Chính vậy nâng cao quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm và phân cấp quản lý, cho các đơn vị là đều rất cần thiết hiện nay.

Phân tích các nội dung chi thường xuyên của các các trường dạy nghề trực thuộc Bộ, có thể thấy cùng với sự mở rộng và phát triển của các trường là

việc gia tăng các khoản mục chi phí để đáp ứng các yêu cầu hoàn thành công việc. Ngoài việc sử dụng nguồn NSNN và nguồn thu sự nghiệp để mua sắm trang thiết bị, nâng cấp sửa chữa, các trường còn chi từ quỹ hoạt động sự nghiệp để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nhà xưởng thực hành, để làm tăng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo.

Ty vậy, khi được giao tự chủ tài chính, các trường dạy nghề trực thuộc Bộ cần phải tối thiểu hóa các khoản chi và hoàn thiện qui chế chi tiêu nội bộ phù hợp hợp để tiết kiệm các khoản chi trong đơn vị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 64 - 68)