Tình hình thực hiện tạo nguồn thu của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ trong 3 giai đoạn (năm 2001, 2006, 2010)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 57 - 64)

- Ngày 17/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

3.1.1.1 Tình hình thực hiện tạo nguồn thu của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ trong 3 giai đoạn (năm 2001, 2006, 2010)

thuộc Bộ trong 3 giai đoạn (năm 2001, 2006, 2010)

Các trường đào tạo công lập trực thuộc Bộ được xác định phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, do vậy hàng năm hiện đang sử dụng hai nguồn thu đó là kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp cùng với một số nguồn thu khác từ hoạt động của các đơn vị. Về cơ bản, các đơn vị đã thực hiện tốt việc sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch dự toán đã lập hàng năm và thực hiện thu sự nghiệp theo các hoạt động đào tạo. Tùy theo loại hình, lĩnh vực đào tạo, chức năng nhiệm vụ, ngành nghề đào tạo, của các trường dạy nghề trực thuộc Bộ NN&PTNT có mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động khác nhau theo từng hoạt động đào tạo, số lượng học sinh bình quân, hoạt động dịch vụ SXKD, từ đó có nguồn thu sự nghiệp khác nhau theo từng trường. Tình hình thực hiện nguồn thu được thể hiện 3 giai đoạn, năm (2001, 2006, 2010).

Tình hình thực hiện tạo lập nguồn thu của các trường dạy nghề trực thuộc Bộ NN&PTNT 3 giai đoạn năm (2001, 2006, 2010) thể hiện bảng sau,

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp nguồn thu của các trường dạy nghề trong 3 giai đoạn năm (2001, 2006, 2010)

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2001 Năm 2006 Năm 2010 Tốc độ

PTBQ(%) (%) Tỷ trọng BQ (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền trọngTỉ (%) Số tiền trọngTỉ (%) Tổng nguồn thu 78.63 4 100 215.82 8 100 323.72 6 100 212,23 100 I NSNN cấp 74.78 5 95,10 179.28 2 83,07 262.10 4 80,96 192,96 88,38 1 Kinh phí TX 66.99 9 85,20 135.959 62,99 177.09 3 54,70 166,59 67,63 2 Kphí không TX 2.785 3,54 16.322 7,56 28.629 8,84 380,65 6,65 3 C.trình MT QG 5.000 6,36 27.000 12,51 56.382 17,42 104,41 12,09 II Thu sự nghiệp 3.849 4,90 36.546 16,93 61.622 19,04 558,98 13,62 1 Thu học phí 876 1,11 27.475 12,73 40.800 12,60 1.642, 1 8,82 2 Thu HĐ DV 2.146 2,73 6.573 3,05 11.376 3,51 239,66 3,10 3 Thu khác 827 1,05 2.497 1,16 9.445 2,92 340,07 1,71

(Nguồn; Vụ tài chính Bộ NN&PTNT) Biểu đồ 3.1. Tổng hợp nguồn thu của các trường dạy nghề

Từ số liệu tổng hợp bảng 3.1 và biểu đồ cho thấy:

- Xét về quy mô nguồn thu: Tổng nguồn thu của các trường dạy nghề công lập trực thuộc Bộ đều có xu hướng; năm sau tăng hơn so với năm trước. Cụ thể năm 2001 tổng kinh phí hoạt động của các trường là 78.634 triệu đồng, năm 2006 tăng chiến tỷ trọng 83,7% so với năm 2001 với số tiền là 215.828 triệu đồng, năm 2010 tăng nhẹ 80,96% số tiền là 262.104 triệu đồng. Cả hai nguồn; NSNN cấp và thu sự nghiệp.

- Xét về cơ cấu nguồn thu: NSNN cấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn sấp sỉ 80%, còn lại là nguồn thu sự nghiệp của các trường, về tốc độ phát triền bình quân trong 3 giai đoạn nguồn NSNN cấp tăng lên 192,96%, và tốc độ phát triển bình quân của thu sự nghiệp tăng mạnh lên 558,98%

- Xét về tỷ trọng bình quân qua các năm cho thấy NSNN cấp giảm nhẹ, nguồn thu sự nghiệp tỷ trọng bình quân là 13,62%, mặt dù các trường đã cố gắng tạo lập nguồn, nhưng nguồn thu từ hoạt động sản xuất dịch vụ vẫn còn

thấp chỉ tập trung ở một số trường có điều kiện hoạt động dịch vụ đào tạo như đào tạo lái xe ô tô ....

Nguồn kinh phí thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất, vì đây là nguồn chi thường xuyên từ NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên của các trường dạy nghề để giải quyết chi lương, nghiệp vụ chuyên môn và mua sắm sửa chữa trang thiết bị dạy nghề.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn thu sự nghiệp chiếm tỷ trọng 19,04%, nguồn kinh phí NSNN cấp chiếm tỷ trọng 80,96%, vì vậy nguồn kinh phí NSNN cấp vẫn phải cấp chi các hoạt động thường xuyên cho các trường dạy nghề. Sở dĩ có sự chênh lệch cao giữa hai nguồn vì phần lớn nguồn thu sự nghiệp của các trường dạy nghề trực thuộc Bộ chủ yếu là thu học phí, nhưng mức học phí cũng như chỉ tiêu đào tạo vẫn do Bộ Giáo dục và đào tạo qui định, ngoài ra do đặc thù của Bộ NN&PTNT, tại các trường số học sinh phần lớn là dân tộc thiểu số, con em hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nên nguồn thu từ học phí rất hạn chế. Do đặc thù của Bộ, nhiều trường số học sinh phần lớn là dân tộc thiểu số, con em hộ nghèo và thuộc các đối tượng ưu tiên khác nên nguồn thu từ học phí rất hạn hẹp; mặt khác còn phải giành một số lớn kinh phí chi trả trợ cấp cho các đối tượng, trong khi giá cả thị trường tăng, nhưng định mức chi đối với giáo dục đào tạo chưa thay đổi (hiện đang áp dụng theo Công văn số 562 TC/HCSN của Bộ Tài chính ngày 03/3/1998 về mức chi hành chính sự nghiệp năm 1998). Cụ thể: mức chi cho khối đại học, cao đẳng: hệ dài hạn tập trung là 5,9 triệu/học sinh/năm; Hệ tại chức: 1,47 triệu đồng/học sinh/năm; Khối trung học: 3,54 triệu đồng/học sinh/năm; Khối dạy nghề: 4,2 triệu đồng/học sinh/năm.

Mặt khác về nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của các trường nghề chủ yếu tập trung tại các trường có hoạt động đào tạo lái xe ô tô, nhưng mức thu học phí đào tạo lái xe ô tô thu theo thông tư 26/2006 vẫn còn thấp, hơn nữa

mức thu học phí từ đào tạo lái xe ô tô chỉ được tăng 20% theo lộ trình tăng giảm học phí theo qui định của Tổng cục đường bộ, trong khi đó các chi phí về xăng dầu thực tập, vật tư sửa chữa, chi phí nhân công trên thị trường giá tăng lên cao, từ đó dẫn đến chi phí đầu vào chiếm khá lớn, vì vậy chênh lệch thu chi bổ sung từ hoạt động dịch vụ đào tạo lái xe ô tô có tăng nhẹ.

Kinh phí chi thường xuyên hàng năm cho các trường dạy nghề trong 2 giai đoạn 2006-2010 có chiều hướng giảm về tỷ trọng, nhưng về số tuyệt đối tăng lên, là do qui mô đào tạo của các trường tăng lên, mức độ trượt giá và cơ chế, chính sách định mức chi tiêu của Nhà nước thay đổi, tuy nhiên phần tăng chủ yếu là để thực hiện cải cách tiền lương theo hệ số mức lương tối thiếu và nguồn kinh phí chương trình mục tiêu tăng lên tại các trường nghề trọng điểm.

Mặc dù kinh phí thường xuyên giao tự chủ tài chính tăng lên về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng của nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên lại có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn. Tại thời điểm năm 2001 nguồn kinh phí thường xuyên chiếm tỷ trọng 85,2% thì sang giai đoạn 2006 chiếm tỷ trọng 62,99% và năm 2010 tỷ trọng giảm xuống còn 54,7% chính vậy mà các trường gặp không ít khó khăn trong các khoản chi thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ như: Vật tư thực tập học sinh, thiết bị dụng cụ cầm tay thực tập hiện nay đối với các trường là một vấn đề quan trọng nhất trong giảng dạy.

Từ số liệu trên cho thấy trong cơ cấu nguồn NSNN cấp thì kinh phí thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tỷ trọng thứ hai là kinh phí CTMT quốc gia, Kinh phí CTMT quốc gia năm 2001 chiếm tỷ trọng 6,36% thì sang năm 2006 tỷ trọng tăng lên 12,51% và năm 2010 tỷ trọng tăng lên mạnh 17,42%, điều này cho thấy các trường dạy nghề trực thuộc Bộ được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề qua các giai đoạn tăng mạnh lên,

trang thiết bị được đầu tư ngày càng nhiều để thay thế các trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Nguồn kinh phí không thường xuyên chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là để giải quyết lao động dôi dư trong đơn vị hành chính sự nghiệp theo qui định.

Trong cơ cấu nguồn NSNN cấp, thì nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên (phần giao tự chủ tài chính) chiếm tỷ trọng lớn, đây cũng là đều dễ hiểu vì các trường dạy nghề trực thuộc Bộ là các đơn vị sự nghiệp với chức năng chính được giao là giáo dục đào tạo. Ty nhiên từ phân tích trên cho thấy cơ cấu các nguồn NSNN cấp chưa hợp lý. Tỷ trọng nguồn kinh phí không thường xuyên và kinh phí CTMT quốc gia vẫn còn thấp so với nhu cầu của các trường dạy nghề. Vì vậy nguồn kinh phí thường xuyên chủ yếu các trường sử dụng chi thực hiện chức năng đào tạo và các khoản chi thường xuyên như chi lương, chi chuyên môn nghiệp vụ. Trong khi đó muốn đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề vẫn trông chờ vào nguồn kinh phí không thường xuyên và kinh phí CTMT quốc gia về giáo dục đào tạo.

Thực tế cho thấy trong giai đoạn năm 2010 có một số trường tuyển sinh gặp khó khăn, vì ngành nghề của các trường ít hấp dẫn như Trường cao đẳng chế biến gỗ, Trường trung cấp nghề Đông Nam Bộ... Do đặc thù của các trường dạy nghề trực thuộc Bộ là đào tạo ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp nông thôn, đối tượng tuyển sinh thuộc vùng sâu, vùng xa, thuộc đối tượng chính sách trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nên nguồn thu từ học phí hạn chế. Hơn mữa đa số học sinh học nghề Nông nghiệp, Lâm nghiệp là học sinh dân tộc thiểu số như trường cao đẳng nghề Lạng Sơn đã có trên 50% học sinh hưởng chế độ miễn giảm theo chế độ học sịnh dân tộc, Trong khi đó nhu cầu về chi phí và giá cả trên thị trường đều tăng, định mức

chi cho đào tạo thấp đã làm không ít trường gặp khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động.

Nguồn NSNN cấp đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động của các trường dạy nghề công lập trực thuộc Bộ NN&PTNT. Vì vậy nguồn NSNN cấp có ý nghĩa quan trọng đối với các trường dạy nghề công lập trực thuộc Bộ NN&PTNT.

Các trường đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ và có sửa đổi, bổ sung hàng năm. Quy chế chi tiêu nội bộ được các đơn vị xây dựng, thảo luận từ các phòng, ban và thông qua Hội nghị CBCNVC do vậy đảm bảo được tính công khai, minh bạch trong việc tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự cũng như các nội dung chi tiêu tài chính, qua đó tạo được bầu không khí đoàn kết, phấn khởi, tin tưởng trong nội bộ đơn vị.

Hệ số tiền lương tăng thêm trả cho từng người trên cơ sở phân loại A, B, C nên đó khuyến khích được CBCNV chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, nâng cao chất lượng dạy học, tiết kiệm chi phí và có ý thức bảo vệ tài sản công.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của các Trường cũng được sắp xếp theo đúng quy chế. Cán bộ, giáo viên được bố trí đảm trách các công việc tương đối hợp lý, phù hợp với chuyên môn do đó đã phát huy được cao nhất tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo của từng người. Hạn chế tuyển lao động hợp đồng thuộc lĩnh vực gián tiếp. Một số đơn vị đang giảm dần số lao động hợp đồng tồn tại từ nhiều năm trước đây.

Do được chủ động trong việc trả lương tăng thêm nên nhiều Trường đã tăng cường được đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ, được đi đào tạo ở nước ngoài. Đây là một nguồn nhân lực rất quý và quan trọng cho sự phát triển của các Trường.

Quy chế quản lý tài chính theo Nghị định 43/2006/CP cũng đã khuyến khích giáo viên, viên chức của đơn vị chủ động liên hệ, khai thác các hợp đồng dịch vụ với bên ngoài để tăng thu nhập cho bản thân mỗi người và đóng góp vào nguồn thu của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w