Các định hướng hoàn thiện cơ chế tài chính giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 107 - 109)

- Cơ cấu chi chưa hợp lý, tỷ trọng chi cho người lao động lớn nhưng chi cho từng cá nhân chưa được cải thiện nhiều Một số khoản chi như chi văn

3.1.4.2Các định hướng hoàn thiện cơ chế tài chính giáo dục

a. Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách, cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước cho các mục tiêu của giáo dục

- Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách cho ngành giáo dục theo hướng lập kế hoạch và giao trần ngân sách trung hạn (3 năm), giúp ngành giáo dục chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách phù hợp với trần ngân sách được nhà nước giao, đồng thời có giải pháp huy động thêm các nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên của ngành theo sự chỉ đạo của Chính phủ.

- Thành lập các cơ sở đào tạo chất lượng cao, một số trường trọng điểm phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước và vay ODA để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

b. Xác định trách nhiệm và quyền hạn hợp lý của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách giáo dục

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác xây dựng quy trình chuẩn bị kế hoạch ngân sách giáo dục hàng năm và trung hạn đảm bảo việc sử dụng ngân sách có hiệu quả, thống nhất thể hiện trách nhiệm quản lý ngành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương phải xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng để nâng cao hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có ý kiến thẩm định khi các Bộ, ngành trung ương phê duyệt các dự án đầu tư về giáo dục và đào tạo. Các Bộ, ngành thực hiện chế độ báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch và sử dụng ngân sách giáo dục do mình quản lý.

c. Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục

- Nhà nước khuyến khích thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong đó có các trường ngoài công lập có chất lượng cao, chi phí cao nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và nhu cầu được giáo dục của con em các gia đình có thu nhập cao.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Hỗ trợ đào tạo giảng viên có trình độ cao; Thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 107 - 109)