0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Đa dạng hoá nguồn thu tại các trường công lập

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 115 -117 )

- Cơ cấu chi chưa hợp lý, tỷ trọng chi cho người lao động lớn nhưng chi cho từng cá nhân chưa được cải thiện nhiều Một số khoản chi như chi văn

3.3.2 Đa dạng hoá nguồn thu tại các trường công lập

Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý tài chính nhằm tăng cường phát triển, thu hút và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực tài chính. Đa dạng hóa nguồn tài chính, tăng nhanh các nguồn thu đảm bảo kinh phí phục vụ các hoạt động đào tạo, nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và các hoạt động khác của Nhà trường. Huy động nguồn thu là một trong những giải pháp quan trọng nhất mà các trường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính quan tâm. Nguồn thu sự nghiệp càng lớn thì mức độ đảm bảo chi thường xuyên càng cao, mức độ tự chủ của đơn vị sẽ tăng lên. Đối với các trường công lập trực thuộc Bộ NN&PTNT là các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động nên nguồn tài chính chủ yếu của các trường được hình thành từ nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp. Để tăng cường huy động nguồn thu một cách hợp lý trong thời gian tới các trường cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo: Tiếp tục tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, là sự đầu tư đúng hướng nhất là các trường dạy nghề công lập. Đặc biệt đối với khối các trường ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh, đa phần học sinh là con em nông dân, dân tộc thiểu số, mức độ đóng góp học phí thấp, các ngành nghề chưa thu hút được nhiều học sinh.

- Mở rộng quy mô đào tạo. Khi số lượng sinh viên tăng thì tổng nguồn thu sẽ tăng. Tuy nhiên mở rộng quy mô đào tạo cần đi đôi với chất lượng và hiệu quả đào tạo.

- Gia tăng nguồn thu sự nghiệp từ mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo và thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo chất lượng cao; liên kết giáo dục với với các trường dạy nghề nước ngoài.

- Gia tăng nguồn NSNN cấp cho phát triển sự nghiệp khoa học công nghệ, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo, tăng cường kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.

- Gia tăng nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ: Ban giám hiệu các trường quan tâm, taọ cơ chế thuận lợi thông thoáng để tìm kiến cơ hội đầu tư, hợp tác đầu tư nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực về cơ sở vật chất và con người hiện có của các trường. Cụ thể:

+ Mở rộng các loại hình đào tạo: Tại chỗ và nơi địa phương cần.

+ Tiếp tục mở rộng liên kết với các trường trong nước mở các lớp đào tạo liên thông trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học.

+ Hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, điều này tạo ra địa điểm thực hành thực tập và đồng thời tạo đầu ra cho học sinh sinh viên tốt nghiệp, mở rộng hợp tác về chuyển giao công nghệ và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Khuyến khích các trường khai thác mối quan hệ và hợp tác với các doanh nghiệp, các trường, các tập đoàn từ việc liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên, giáo viên đến tiếp thu học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy và học tập. Việc đào tạo phải gắn với nhu cầu của xã hội.

+ Hội nhập với các trường dạy nghề trên thế giới. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác thông qua việc khuyến khích các trường liên kết đào tạo với nước ngoài, đặc biệt là đẩy mạnh hơn nữa chương trình đào tạo tiên tiến liên kết với

các trường dạy nghề nước ngoài để liên kết đào tạo nhất là trường có nghề trọng điểm quốc tế và khu vực ASIAN.

- Tranh thủ sự ủng hộ tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thông qua các dự án giáo dục.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu: bên cạnh việc mở rộng, khai thác nguồn thu thì việc quản lý tốt nguồn thu cũng cần phải được chú trọng để đảm bảo các nguồn thu được khai thác tối đa. Công tác lập dự toán thu phải đảm bảo sát với thực tế đồng thời phải cân đối được với các khoản chi và có tích luỹ. Việc tổ chức tốt công tác thu sẽ giúp cho các trường chủ động trong các hoạt động tài chính của mình.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán, kế toán trưởng để kịp thời bổ sung, cập nhật cơ chế chính sách mới liên quan đến công tác quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 115 -117 )

×