Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 111 - 113)

- Cơ cấu chi chưa hợp lý, tỷ trọng chi cho người lao động lớn nhưng chi cho từng cá nhân chưa được cải thiện nhiều Một số khoản chi như chi văn

3.2.2Định hướng phát triển

Các trường cao đẳng nghề trung cấp nghề phấn đấu trở thành trường trọng điểm quốc gia, có thương hiệu trong nước, khu vực và quốc tế, trở thành các trường đào tạo có chất lượng, hiệu quả, có trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực khác.

a. Về đào tạo.

Tiếp tục đổi mới, đa dạng hoá đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đạt chuẩn đào tạo của các nước tiên tiến trong và ngoài khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển của một nước công nghiệp.

Tổ chức đào tạo các cấp trình độ: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, các hệ liên thông... đáp ứng nguồn nhân lực phát triển ngành về số lượng cũng như chất lượng, thu hút các đối tượng trong và ngoài nước, tăng cường hội nhập quốc tế.

Xây dựng đủ giáo trình, tài liệu theo chương trình đào tạo; xây dựng các chuẩn kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế và thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo theo các chuẩn kỹ năng nghề nghiệp.

b. Về cơ sở vật chất

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, bổ sung các máy móc, thiết bị hiện đại, các điều kiện thực hành thực tập, để nâng cao kĩ năng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo; xây thêm ký túc xá, khu giải trí, thể thao, mở rộng quy mô nhà trường.

Xây dựng các trường thành những trung tâm nghiên cứu khoa học ứng dụng, khai thác công nghệ và các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả nhất phục vụ đào tạo và sản xuất.

Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học kỹ thuật thuộc các chuyên ngành đào tạo của các trường, các dự án chuyển giao công nghệ của các tổ chức trong nước và quốc tế góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành và của cả nước.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chất lượng cao. Đội ngũ cán bộ giáo viên có phẩm chất, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại cho cán bộ và giáo viên trong nhà trường một môi trường thuận lợi, có thể phát huy toàn bộ năng lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp đào tạo, tạo cho học sinh sinh viên môi trường học tập và nghiên cứu khang trang hiện đại, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng với những kiến thức tiên tiến hiện đại và các kỹ năng cần thiết để tiến thân, lập nghiệp và sáng nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

d. Về tài chính và tiền lương

Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý tài chính nhằm tăng cường phát triển, thu hút và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực tài chính. Đa dạng hóa nguồn tài chính, tăng nhanh các nguồn thu đảm bảo kinh phí phục vụ các hoạt động đào tạo, nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và các hoạt động khác của Nhà trường.

e. Về công nghệ thông tin

Khai thác và ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý nhà trường, phục vụ cho việc tra cứu, trao đổi tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý công tác đào tạo.

f. Về hợp tác quốc tế

Xây dựng trường trở thành trung tâm liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài khu vực, xây dựng được mối liên kết trong đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các nước trong khu vực và các nước có nền khoa học, giáo dục phát triển trên thế giới.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham quan thực tập ở nước ngoài, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh sinh viên tiếp cận với khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn và các ngành kinh tế trọng điểm của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 111 - 113)