Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 120 - 126)

- Cơ cấu chi chưa hợp lý, tỷ trọng chi cho người lao động lớn nhưng chi cho từng cá nhân chưa được cải thiện nhiều Một số khoản chi như chi văn

3.3.6Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Các trường công lập trực thuộc Bộ NN&PTNT là các đơn vị dự toán cấp 2 chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ. Ngoài ra hoạt động tài chính của các trường còn chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Kho Bạc nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thuế nhà nước... Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát tài chính là

khâu quan trọng trong quá trình quản lý chi tiêu công và giúp cho các trường thực hiện tốt công tác quản lý tài chính.

Đối với đơn vị, công tác kiểm tra, giám sát nội bộ cần được tăng cường; đồng thời các cơ quan quản lý cấp trên như: Thanh tra, Vụ Tài chính, Kiểm toán cần chủ động kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính ở các đơn vị, nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong lĩnh vực tài chính, giúp đơn vị thực hiện thu chi một cách hợp lí.

Các đơn vị chức năng tiến hành thẩm tra và xét duyệt quyết toán cho các trường công lập trực thuộc Bộ, định kỳ các cơ quan như Thanh tra Tài chính, Thanh tra Bộ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ... sẽ có đợt kiểm tra tình hình quản lý tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính của các trường. Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát tài chính của các cơ quan chức năng việc thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý tài chính trong đơn vị là rất cần thiết. Để thực hiện tốt quyền tự chủ tài chính, các trường cần tạo ra một cơ chế giám sát các khoản thu và các khoản chi. Trước hết là hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, công khai tài chính cũng là một biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức trong đơn vị thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

KẾT LUẬN

Kế thừa và phát huy Nghị định 10/2002/CP, cơ chế của Nghị định số 43/2006/CP đã tạo ra hành lang pháp lý rộng hơn cho các đơn vị trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính; Đặc biệt là quyền được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật; Quyền được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao đã tạo điều kiện cho các đơn vị tăng nguồn lực tài chính, mở rộng hoạt động dịch vụ.

Các trường dạy nghề công lập trực thuộc Bộ NN&PTNT khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ; đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác

nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi. Các ĐVSN từng bước tự chủ huy động vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ. Nhiều đơn vị đã tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, bù đắp được nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân viên và thu sự nghiệp tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên đạt từ 30-35%

Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm với cơ quan Nhà nước, đặc biệt là đối với các đơn vị sự nghiệp công lập còn bất cập, yếu kém. Việc triển khai ở nhiều lĩnh vực còn chậm đổi mới, nặng về tư duy bao cấp, các đơn vị chưa chủ động huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội để phát triển dịch vụ. Chất lượng tăng trưởng, năng suất và sức cạnh tranh thấp, chất lượng dịch vụ công chưa đáp ứng nhu cầu XH, sử dụng NSNN chưa thực sự hiệu quả là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng cân đối của NSNN. Việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, chưa có bước chuyển biến có tính đột phá, việc tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ công giữa cơ quan quản lý nhà nước với đơn vị sự nghiệp còn chưa rõ ràng, hiệu quả, do việc ban hành cơ chế chính sách triển khai thực hiện Nghị định 43/2006/CP về thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp chậm, chưa đồng bộ.

Quyền tự chủ của thủ trưởng đơn vị còn hạn chế, do cơ quan được tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng mức chi không được vượt các tiêu chuẩn, định mức chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Kinh phí giao thực hiện tự chủ nhưng vẫn phải đảm bảo có chứng từ, hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định; vì vậy nhiều khoản chi (khoán văn phòng phẩm, khoán sử dụng điện thoại tại công sở...) cơ quan thực hiện tự chủ đã thực hiện

khoán cho (từng bộ phận, cán bộ) nhưng vẫn phải có hoá đơn để hợp thức hoá chứng từ quyết toán.

Chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của Nghị định 43/2006/CP: Nghị định 43/2006/CP đã trao quyền tự chủ từ biên chế, bộ máy đến các hoạt động thu chi tài chính để các đơn vị đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nhiều đơn vị, do trình độ quản lý của thủ trưởng còn hạn chế; trình độ chuyên môn của bộ máy giúp việc về tài chính không đồng đều, chưa nhận thức được ưu thế của Nghị định 43/2006/CP nên chưa đề xuất, tham mưu đầy đủ và kịp thời cho thủ trưởng về những chính sách tài chính để thúc đẩy hoạt động của đơn vị có hiệu quả hơn.

Quyền tự chủ của thủ trưởng đơn vị còn hạn chế, do cơ quan được tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng mức chi không được vượt các tiêu chuẩn, định mức chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Kinh phí giao thực hiện tự chủ nhưng vẫn phải đảm bảo có chứng từ, hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định; vì vậy nhiều khoản chi (khoán văn phòng phẩm, khoán sử dụng điện thoại tại công sở...) cơ quan thực hiện tự chủ đã thực hiện khoán cho (từng bộ phận, cán bộ) nhưng vẫn phải có hoá đơn để hợp thức hoá chứng từ quyết toán.

Một số bộ, ngành chưa có văn bản hướng dẫn hoặc có nhưng cơ chế phân quyền, phân cấp trong tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế còn thiếu rõ ràng, chưa nhất quán, do đó, chưa đồng bộ với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Một số cơ quan còn lúng túng trong việc xây dựng QCCTNB, xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động của đơn vị cũng như của cán bộ nên đã hạn chế việc chi trả thu nhập theo đúng chức trách và công sức đóng góp của từng người; chi trả thu nhập ở một số đơn vị vẫn mang

tính cào bằng hoặc bình quân. Tiền lương tăng thêm và chi khen thưởng, phúc lợi chưa trở thành động lực khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi.

Để triển khai thực hiện tự chủ tài chính cần thực hiện việc phân cấp mạnh mẽ cho các trường và các đơn vị sự nghiệp có thu đủ điều kiện. Mặt khác, cần có chính sách đồng bộ giữa việc tăng lương với tinh giản biên chế hành chính và giải quyết lao động dôi dư trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, đặc biệt chính sách đối với nhà giáo.

Nhà nước cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp khi đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Hệ thống văn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đã bộc lộ những bất cập, lạc hậu gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường đại học nói riêng khi thực hiện cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tài chính. Vì vậy, sửa đổi, ban hành các định mức, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo ra cơ chế thuận lợi hơn cho các trường công lập thực hiện quyền tự chủ tài chính của mình. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phải được tính toán kỹ càng dựa trên các căn cứ khoa học và cơ sở khách quan, tránh tình trạng các tiêu chuẩn, định mức không có tính thực tiễn, kìm hãm sự phát triển hoạt động sự nghiệp. Nghiên cứu sửa đổi chế độ học phí, học bổng sao cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Trên cơ sở khung học phí mới Nhà trường sẽ chủ động tự quy định mức thu của mình cho phù hợp. Học phí các trường thu phải đủ bù cho công tác đào tạo phù hợp với thu nhập của từng khối dân cư và bao gồm cả công tác xây dựng cơ bản và trả lương cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Các trường sẽ cạnh tranh trong dịch vụ và chất lượng đào tạo để thu hút học viên và sinh viên theo học và nghiên cứu…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 120 - 126)