TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 33 - 36)

TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính, tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng trên cả nước nói chung và khu vực miền Trung nói riêng. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau đây :

- Ngân hàng Thế giới, nghiên cứu tài chính cho giáo dục Việt Nam, Hà Nội, (1996)

- Nguyễn Duy Bắc (2002) ‘Phát triển giáo dục và đào tạo theo tinh thần xã hội hóa’ Tạp chí lý luận Chính trị.

- Đỗ Minh Cương- Nguyễn Thị Đoan (1999), Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

- Nguyễn Công Nghiệp (1996), Xây dựng quy trình lập kế hoạch và cơ chế điều hành ngân sách giáo dục – đào tạo, Bộ Tài chính

- Trần Thị Thu Hà (1993), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục Quốc dân, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.

- Trần Xuân Hải (2000) Giải pháp vốn đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh kế, trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

- Lê Phước Minh (2001), ‘Vấn đề thu chi trong giáo dục Đại học và một số ý kiến tạo nguồn’ Tạp chí Giáo dục

- Trần Văn Phong (2001), Nguồn tài chính và quản lý tài chính ở các trường Đại học công lập trong giai đoạn hiện nay, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

- Phạm Văn Ngọc (2001), Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội – Thực trạng và giải pháp, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Duy Tạo (2000), Hoàn thiện quản lý tài chính các trường đào tạo công lập ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

- Phạm Thị Huyền (2008) ‘Tình hình thực hiện tự chủ tài chính của trường Đại học ngoại thương Hà Nội’, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội ; Tự chủ tài chính các trường đại học phụ thuộc vào thu học phí của các hệ đào tạo, đánh giá thu sự nghiệp bằng phương pháp chỉ tiêu, chỉ số.

- Đỗ Duy Thuần (2009) ‘Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao tự chủ của các trường Đại học, cao đẳng’ Luận văn Thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp, Phương pháp nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính góp phần nâng cáo tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng. Làm rõ lý luận cơ bản về quản lý tài chính của các trường đại học, cao đẳng. Đề ra một số giải pháp về quản lý tài chính nhằm tăng cường tự chủ tài chính các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ NN&PTNT.

- Trần Thị Minh Ngọc (2010) ‘Một số giải pháp nhằm tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp khối đào tạo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn’ Luận văn thạc sỹ, Học viện tài chính Hà Nội, Phương pháp nghiên cứu và thực tế cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc Bộ NN&PTNT. Làm rõ lý luận cơ bản và phân tích thực trạng công tác quản tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường tự chủ tài chính đối với các trường công lập trực thuộc Bộ NN&PTNT.

Công công trình trên tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và đã đề cập đến nhiều khía cạnh về đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, nguồn tài chính và quản lý tài chính ở các trường đào tạo công lập. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt về vấn đề tự chủ tài chính các trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 33 - 36)