Cơ cấu nguồn thu của Trường cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 77 - 83)

- Ngày 17/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

a.Cơ cấu nguồn thu của Trường cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và

Nông Lâm Trung Bộ

Bảng 3.7. Tổng hợp cơ cầu nguồn thu

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2001 Năm 2006 Năm 2010 Tốc

độ PT BQ (%) Tỷ trọng bình quân (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tổng thu 12.481 100 17.155 100 25.431 100 142,85 100 I Nguồn NSNN 11.612 93,03 14.150 82,48 20.946 82,36 134,94 86,96 1 Kinh phí TX 10.712 85,82 10.150 59,17 14.011 55,09 116,40 66,70 2 KPkhông TX 0,00 500 2,91 1.934 7,61 386,90 3,51 3 CT MT QG 900 7,21 3.500 20,40 5.000 19,66 265,87 15,76 II Thu SN 869 6,97 3.005 17,52 4.485 17,64 247,47 14,04 1 Thu học phí 306 2,46 478 2,79 1.372 5,40 221,50 3,55 2 Thu từ SXDV 510 4,09 1.881 10,97 2.095 8,24 240,14 7,76 3 Thu khác 52 0,42 645 3,76 1.017 4,00 689,61 2,73

(Nguồn: số liệu Qtoán của trường CĐ nghề CĐ-XD&NL Trung Bộ)

Bảng 3.3 cho thấy

Trong 3 giai đoạn năm 2001, 2006, 2010 tổng nguồn thu về tốc độ phát triển bình quân tăng là 142,85% được thể hiện sau.

- Nguồn NSNN cấp theo cơ cấu tốc độ phát triển bình quân tăng qua 3 giai đoạn tỷ trọng tăng là 116,4%. Nhưng xét về tuyệt đối thì; cụ thể là năm 2001 nguồn NSNN cấp là 11.612 triệu đồng chiếm tỷ trọng 93,03%, sang năm 2006 nguồn NSNN cấp tăng là 14.150 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,48%, năm 2010 nguồn NSNN cấp tăng lên 20.826 triệu đồng, tỷ trọng giảm còn 82,36%. Trong khí đó nhu cầu NSNN cấp là rất cần thiết cho các hoạt động đào tạo trong nhà trường.

Năm 2001 là số tiền 10.712 triệu đồng chiến tỷ 85,82% so với nguồn NSNN cấp. Năm 2006 kinh phí hoạt động thường xuyên là 10.150 triệu đồng chiếm tỷ trọng 59,17% và năm 2010 chiếm tỷ trọng 55,09%. Xét về tỷ trọng qua các năm giảm xuống, nhưng về mặt tuyệt đối thì tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 116,4% nhưng về tỷ trọng bình tăng lên 66,7%. Do đó kinh

phí thường xuyên chủ yếu chỉ để trả cho các hoạt động thường xuyên, còn lại mua sắm sửa chữa tài sản của trường còn phục thuộc các nguồn khác sau:

- Nguồn kinh phí phí không thường xuyên năm 2006 cấp số tiền là 500 triệu đồng chiếm tỷ trọng rất thấp chủ yếu để sửa chữa khắc phục bão lụt, sang năm 2010 được giao 1.934 triệu đồng, trong đó 1.000 triệu đồng để chi sửa chữa mua sắm tài sản, số còn lại trả theo chế độ nghị định 32/CP của Chính phủ về giải quyết lao động dôi dư trong đơn vị sự nghiệp.

- Trường cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ là trường dạy nghề trọng điểm của Bộ NN&PTNT vì vậy kinh phí CTMT QG nhà trường được Bộ giao hàng năm, để đầu tư trang thiết bị cho các nghề trọng điểm. năm 2006 và 2010 kinh phí được đầu tư chiếm tỷ trọng khoản 20% trong tổng số NSNN cấp. Nhà trường sử dụng kinh phí CTMT ưu tiên mua sắm trang thiết bị theo qui định chương trình khung cho một số nghề trọng điểm để phục vụ giảng dạy theo chương trình đổi mới dạy nghề, còn lại đang chờ kinh phí để thực hiện việc mua sắm trang thiết bị theo dự án đổi mới và phát triển dạy nghề đã được phê duyệt.

- Thu sự nghiệp.

Trường cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ là trường nghề trọng điểm, với chức năng chính là giáo dục đào tạo dạy nghề, cho 3 cấp trình độ, Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ cho công nhân, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh để mở các lớp dạy nghề ngắn hạn, dài hạn, ngoài ra trường được Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ đào tạo sơ nghề cho lao động nông thôn, theo đề án xây dựng nông thôn mới.

Ngoài nguồn NSNN cấp cho hoạt động, trường tạo lập nguồn thu sự nghiệp qua các hoạt động như: thu học phí, thu hoạt dạy lái xe ô tô, mô tô, thu

từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết và các nguồn thu khác theo quy định phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

Qua số liệu trên cho thấy thu từ học phí của trường về tốc độ phát triển bình quân 221,5% tăng lên theo mức thu học phí có điều chỉnh, Nhưng số tiền thu học phí còn thấp là đều dễ hiểu, Nhà trường học còn thu học phí theo mức cũ của TT70/CP và áp dụng mức thu học phí mới theo NĐ49/CP vào tháng 6/2010. Nguồn thu học phí được để lại chi tại đơn vị và bổ sung nguồn ngân sách khác để chi hoạt động trong nhà trường. Khoản thu này để chi bù đắp thêm cơ sở vật chất và hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập của trường.

- Đối với nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, liên doanh liên kết đào tạo được nhà trường chú trọng đến việc tạo nguồn thu từ hoạt động trên, nhà trường xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ và định mức chi cho từng hoạt động. Tại thời điểm năm 2001 hoạt động sản xuất dịch vụ còn riêng lẻ tại 3 cơ sở cho nên nguồn thu hạn chế; sang năm 2006 hoạt động SXDV tăng lên số tiền là 1.881 triệu đồng, làm cho tỷ trọng tăng lên 10,97% và năm 2010 chênh lệch SXDV tăng khá lên với số tiền là 2.095 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 8,24% trong tổng nguồn thu. Chênh lệch thu chi hoạt động được bổ sung vào kinh phí khác và thực hiện chi cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và chi hỗ trợ học tập nâng cao nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên, các dịch vụ của trường được xây dựng cụ thể định mức chi cho hoạt động như sau:

+ Thu từ hợp đồng sản xuất: Theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. +Thu từ liên kết đào tạo: Theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.

+ Đối với thực tập cơ bản: Nhà trường thành lập đoàn thực tập và đưa học sinh đi theo thời gian qui định. Phương tiện chở học sinh đi, về theo lệnh điều xe cơ quan, giáo viên đi theo hướng dẫn học sinh được hưởng nguyên lương, tính đủ giờ chuẩn và mọi chế độ khác (không tính tiền công tác phí).

+ Đối với thực tập kết hợp sản xuất:

Thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, nhà trường giao cho các đoàn thực tập thực hiện và quản lý chi tiêu, đồng thời báo cáo sổ sách thu, chi hàng tháng, đoàn trưởng báo cáo tài chính công khai thu - chi của đoàn mình và nộp toàn bộ chứng từ thu-chi có liên quan, kèm theo báo cáo tài chính về phòng tài chính kế toán khi kết thúc khoá thực tập, để kiểm tra và hạch toán trong niên độ tài chính năm.

+ Các trường hợp khác, tuỳ theo tính chất ngành nghề, Hiệu trưởng quyết định tỉ lệ % thu trích nộp cho nhà trường.

- Nguồn thu khác của trường cũng được tăng lên theo các giai đoạn năm 2001 là 52 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,4%, sang năm 2006 tăng lên 645 triệu đồng tỷ trọng tăng lên 3,76% số tiền tăng lên là tiền thu khai thác 50ha rừng thực hành thực nghiệm được 350 triệu đồng, số còn lại là thu tiền liên doanh liên kết sản xuất nhà xưởng chế biến gỗ, sang năm 2010 tăng lên 1.017 triệu đồng chiến tỷ trọng tăng lên 4,%. Số tiền tăng lên là thu tiền liên doanh liên kết sản xuất 2 nhà xưởng chế biến gỗ và tiền bán cây bạch đàn rừng 661; Nguồn thu khác được nhà trường dùng để bổ sung chi phí hoạt động và cuối năm còn dư ra do tiết kiệm, được trích trích các loại quỹ và chi tăng thu nhập thêm cho cán bộ, giáo viên theo qui chế chi tiêu nội bộ.

Trong những năm thực hiện tự chủ tài chính theo nghị định 43/CP nhà trường có nhận định.

+ Cơ chế tự chủ tài chính đã kích thích nhà trường chủ động tìm kiếm thị trường đào tạo, mở rộng ra nhiều loại hình đào tạo; ngắn hạn, dài hạn, liên doanh liên kết với các trường, các doanh nghiệp, từ đó tăng nguồn thu, cải thiện đời sống cho cán bộ giáo viên và người lao động, đồng thời có điều kiện đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo.

+ Cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 43/CP cũng đã khuyến khích cán bộ viên chức trong nhà trường tham gia vào các hoạt động dịch vụ như; hoạt động đào tạo lái xe ô tô, cán bộ trong trường đã tham gia mua sắm 4 xe ô tô tập lái hạng B2 để đào tạo lái xe ô tô cùng với nhà trường. Tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chủ động liên hệ, khai thác các hợp đồng dịch vụ với bên ngoài để tăng thu nguồn thu cho nhà trường và tăng thu nhập cho cán bộ viên chức.

+ Nhà trường đã dùng nguồn quỹ phát triển sự nghiệp để xây dựng nhà xưởng thực hành, mua sắm thêm ô tô tập lái, mua sắm thêm thiết bị dạy học và sửa chữa lại ký túc xá ... đã tạo điều kiện ngày càng tốt hơn về cơ sở vật chất để có điều kiện cho học sinh thực hành thực tập và phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường.

Qua số liệu phân tích ở trên thấy rằng đây cũng là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ nhà trường đã chủ động nhiều trong khai thác các nguồn như: Thu học phí, thu khác, thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ mà chủ yếu là hoạt động đào tạo lái xe ô tô và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhưng trong những năm gần đây do giá cả trên thì trường tăng làm cho chi phí đầu vào tăng như: Tiền lương tăng theo mức lương tối thiểu, giá xăng dầu, vật tư thực hành thực tập tăng lên quá nhanh đã làm cho chi phí đầu vào tăng lên; trong khi đào tạo nghề lao động nông thôn cũng gặp không ít khó khăn về kinh phí đào tạo tăng lên không đáng kể so với giá cả thị trường, nhất tiền mua vật tư thực tập. Về học phí do đặc thù của ngành nghề đào tạo chủ yếu là nông lâm nghiệp, mức thu học phí thấp nhưng lại thêm vào đó là phải chi trả miễn, giảm học phí theo chế độ. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho chênh lệch thu chi giảm xuống, mức chênh lệch bổ sung cho kinh phí khác còn thấp so với doanh thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính của các Trường dạy nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 77 - 83)