Câu 3 : ( 0,5 đ )
a , Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ ………góc tới . b , Khi tia sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh thì góc khúc xạ ……….góc tới .
PHẦN II : TỰ LUẬN ( 8 điểm )
Câu1: (1điểm ) : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ như thế nào với góc tới ?
Câu2: ( 2điểm ) . Hãy nêu cách phân biệt thấu kính hội tụ với thấu kính phân kì ?
Câu3: ( 1điểm ) . Để truyền tải điện năng đi xa người ta phải tăng hay giảm hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện ? Vậy phải dùng dụng cụ gì ?
Câu4: ( 1điểm ) Để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều thì dùng dụng cụ gì? Nêu cách nhận biết từng dụng cụ đó ?
Câu5: (1điểm ) : Hãy vẽ ảnh của một vật AB tạo bởi thấu kính hội tụ theo hình vẽ sau :
Câu6 ( 2điểm ) : Hãy vẽ ảnh của vật AB cao 3 cm đặt cách thấu kính phân kì 8cm.Vật đặt vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính .Thấu kính có tiêu cự 6 cm. ảnh thu được là ảnh thật hay ảnh ảo ? So sánh độ lớn của ảnh với độ lớn của vật ?
………..
Đáp án và hướng dẫn chấm
B
PHẦN I :TRẮC NGHIỆM (2điểm )
I. Hãy khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng:(1điểm)
Câu 1 : (0,5đ)
C. ảnh ảo nhỏ hơn vật . Câu 2 : (0,5đ)
B. Một ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật .
2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống : (1điểm )
Câu 3 : a. lớn hơn b. nhỏ hơn
PHẦN II : TỰ LUẬN ( 8 điểm )
Câu1: (1điểm ) : Mỗi ý đúng được 0,5 đ
- Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng .
- Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Câu2: ( 2điểm ) . Mỗi ý đúng được 1 đ
Cách phân biệt thấu kính hội tụ với thấu kính phân kì :
- Thấu kính hội tụ có phần dìa mỏng hơn phần giữa ( hay phần giữa dầy hơn phần dìa ) - Thấu kính phân kì có phần giữa mỏng hơn phần dìa ( hay phần dìa dầy hơn phần giữa )
Câu3: ( 1điểm ) . Mỗi ý đúng được 0,5đ
- Để truyền tải điện năng đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện - Phải dùng máy biến thế tăng áp.
Câu4: ( 1điểm ) Mỗi ý đúng được 0,5đ
- Để đo hiệu điện thế xoay chiều thì dùng vôn kế xoay chiều. Vôn kế xoay chiều trên mặt có chữ V và có dấu ~
- Để đo cường độ dòng điện xoay chiều thì dùng Am pe kế xoay chiều. Am pe kế xoay chiều trên mặt có chữ A và có dấu ~
Câu5: (1 điểm ) : vẽ đúng ,chính xác được điểm tối đa.
Câu6 ( 2điểm ) : vẽ đúng ,chính xác được 1đ
B B’’ B’’ o F F’ A A’’
:
- ảnh thu được là ảnh ảo . (0,5 đ)
- ảnh nhỏ hơn vật . (0,5 đ )
………
Lớp dạy : 9A Tiết : Ngày dạy : Sĩ Số : Lớp dạy : 9B Tiết : Ngày dạy : Sĩ Số :
Tiết 52: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
I.MỤC TIấU:
1.KT : - Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
2.KN : - Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương phương pháp nêu trên.
F F
’
3.TĐ :- Nghiêm túc, tích cực, tự giác. II. CHUẨN BỊ:
1.Gv : Giáo án, đồ dùng Th cho các nhóm HS . 2.HS : Kiến thức , bao cáo Th .