Trả lời câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 101 - 103)

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Sự khác biệt giữa mô hình sản xuất phần mềm truyền thống và sản xuất phần mềms theo phương pháp Lean là gì?

Để trả lời câu hỏi này chúng tôi đã tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phương pháp phát triển truyền thống và phương pháp phát triển linh hoạt, đưa ra những sự khác biệt giữa hai phương pháp này. Phương pháp SXPM theo Lean cũng là một trong những phương pháp SX linh hoạt, vì vậy nó cũng có những đặc điểm của một phương pháp linh hoạt như đề cao phần mềm hoạt động được hơn là tài liệu hoàn chỉnh, đề cao việc giao tiếp với khách hàng hơn là thương thảo hợp đồng,..tuy nhiên cũng cần phân biệt một số điểm khác biệt giữa Lean và Agile.

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Các nguyên tắc và thực hành Lean trong sản xuất phần mềm là gì?

Sau khi tổng hợp nghiên cứu của nhiều tác giả trong lĩnh vực sản xuất và trong lĩnh vực phần mềm thì chúng tôi đã đưa ra danh sách các nguyên tắc và thực hành Lean như trong hình 2-13, các nguyên tắc và thực hành này đã được xác nhận bởi các chuyên gia trong lĩnh vực SXPM và chuyên gia tư vấn triển khai các chương trình chất lượng là hoàn toàn phù hợp để áp dụng trong ngành công nghiệp phần mềm ở TP HCM. Tám nguyên tắc chính được liệt kê theo 3 nhóm như sau: nhóm quy trình bao gồm xác định giá trị khách hàng mong muốn bằng cách loại bỏ lãng phí, ra quyết định càng trễ càng tốt hay Kéo từ nhu cầu khách hàng, thiết lập dòng chảy công việc và cung cấp các giá trị nhanh nhất có thể, cải tiến liên tục; nhóm con người bao gồm 3 nguyên tắc tạo ra môi trường học tập, tập trung vào con người, tập trung vào khách hàng; và thứ ba là nhóm công cụ nhằm cung cấp sản phẩm tốt/suất sắc (product excellence)

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Làm thế nào để triển khai các nguyên tắc và thực hành Lean cho các công ty sản xuất phần mềm tại thành phố Hồ Chí Minh?

Phương pháp Lean dựat rên ý tưởng triết lý được áp dụng trong toàn bộ doanh nghiệp chứ không phải chỉ là áp dụng trên bề mặt của một vài nguyên tắc và được thực hành tại tất cả bộ phận của một tổ chức.

Đánh giá tính khả thi của mô hình Lean khi áp dụng trong SXPM

Trong ngành công nghiệp SXPM, phương pháp Lean được biết đến từ những nghiên cứu đầu tiên năm 1996, 1998 của Alstrom, sau đó là những nghiên cứu của Marry & Tom Poppendieck 2003, Midelton và cộng sự 2005,.. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc tìm và đưa ra những nguyên tắc Lean áp dụng trong ngành SXPM, có rất ít những nghiên cứu về mô hình triển khai áp dụng Lean vào SXPM. Sau khi phân tích và so sách những đặc điểm của một mô hình triển khai tốt thì chúng tôi lựa chọn mô hình triển khai Lean của Anvari và cộng sự 2011 để triển khai, áp dụng vào SXPM, đánh giá tính khả thi của mô hình này trong ngành SXPM.

Sau khi có sự xem xét, đánh giá của các chuyên gia thì mô hình được đề nghị có một số thay đổi cho phù hợp với ngành SXPM và mô hình được đề xuất như trong phần 4 chúng tôi đã trình bày.

Những thuận lợi và khó khăn

Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình triển khai phương pháp Lean vào SXPM thành phố Hồ Chí Minh có thể tóm tắt lại như sau

Thuận lợi:

- Nguồn nhân lực trong ngành SXPM là nhân lực trẻ, tri thức cao, mức độ tiếp thu và chuyển dịch cao

- Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến của nhiều lao động nước ngoài, nhất là trong ngành PM, khi họ đến thì mang theo những kiến thức và phương pháp phát triển của nước mình và đóng góp rất nhiều vào việc phát triển các phương thức SXPM tại thành phố Hồ Chí Minh

Khó khăn:

- Khó khăn về thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen - Thiếu sự tham gia của khách hàng

- Thiếu sự hỗ trợ của chuyên gia

- Thiếu sự cam kết và hỗ trợ của các cấp lãnh đạo - Thiếu sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cho sự thay đổi

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 101 - 103)