0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Sự khác nhau giữa mô hình truyền thống và mô hình linh hoạt

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT PHẦN MỀM THEO LEAN, MỘT NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 -27 )

Có rất nhiều đặc điểm khác nhau giữa linh hoạt và truyền thống. Theo nghiên cứu của Boehm (2002) có 9 sự khác biệt chính giữaphương pháp linh hoạt và truyền thống thể hiện trong bảng bên dưới. Boehm cho rằng mục tiêu chính của việc sử dụng mô hình linh hoạt là cung cấp giá trị nhanh chóng, trong khi mục tiêu chính của mô hình truyền thống là về tính bảo đảm cao (thông qua hợp đồng, báo cáo, đặc tả, cam kết,..). Theo ông mô hình linh hoạt là một lựa chọn tốt hơn khi yêu cầu chưa biết đến lúc bắt đầu của dự án, hoặc thay đổi nhanh chóng, trong khi mô hình truyền thống là tốt hơn khi yêu cầu được biết đến ở giai đoạn đầu của dự án và phần lớn ổn định trong suốt thời gian của dự án. Liên quan đến sự tham gia của khách hàng, Boehm cho rằng mô hình linh hoạt cần sự hiểu biết và hợp tác của khách hàng trong khi mô hình truyền thống cần khách hàng tập trung hơn vào điều khoản hợp đồng. Trong mô hình linh hoạt các nhà phát triển phải nhanh nhẹn, hiểu biết, đồng vị và hợp tác. Trong mô hình truyền thống các nhà phát triển cần có kế hoạch định hướng và có kỹ năng thích hợp để truy cập kiến thức bên ngoài. Hơn một sự khác biệt rất

đáng chú ý là chi phí tái cấu trúc trong mô hình linh hoạt là rẻ hơn so với truyền thống. Mô hình linh hoạt có những rủi ro chưa biết có thể có tác động lớn đến dự án, trong khi các rủi ro trong mô hình truyền thống được tìm hiểu rõ ràng và vì thếtác động tác động nhỏ đến dự án. Nhìn chung, như thể hiện trong bảng, Boehm tin các phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt (ASDMs) nên được sử dụng cho các nhóm và các dự án nhỏ. Nếu kích thước của các nhóm và các dự án lớn, ông gợi ý sử dụng mô hình truyền thống.

Bảng 2-4: Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình truyền thống và linh hoạt

(Boehm, 2002)

Đặc điểm dự án Các mô hình truyền thống Các mô hình linh hoạt

1. Mục tiêu chính Tính đảm bảo cao Đáp ứng nhanh

2. Yêu cầu

Yêu cầu được biết sớm chủ yếu từ giai đoạn đầu của dự án và ổn định, ít thay đổi

Yêu cầu lớn dần lên theo thời gian, thay đổi nhanh chóng, chưa biết khách hàng mong muốn gì từ đầu dự án 3. Kích cỡ Tốt hơn cho các nhóm và dự án lớn Tốt hơn cho các nhóm và dự án nhỏ 4. Kiến trúc

Được thiết kếcho các yêu cầuhiện tại vàcó thể dự đoán trong tương lai

Được thiết kế cho các yêu cầu hiện tại

5. Kế hoạch và kiểm soát

Các bản kế hoạch được ghi nhận thành tài liệu và kiểm soát định lượng

Các bản kế hoạch nội bộ và kiểm soát định tính

6. Khách hàng

Chỉ tương tác với khách hàng khi cần thiết, tập trung vào các điều khoản trong hợp đồng

Tương tác với khách hàng thường xuyên trong suốt quá trình phát triển (Cần có sự tham gia của khách hàng)

7. Nhà phát triển

Kế hoạch được định hướng trước, nhà phát triển có đầy đủ kỹ năng đểtruy cập kiến thức bên ngoài

Nhanh nhẹn, hiểu biết đa chức năng, hợp tác tốt, tinh thần tự tổ chức cao

8. Tái cấu trúc Tốn kém Ít tốn kém

9. Rủi ro Rủi ro được hiểu rõ, tác động nhỏ

Rủi ro chưa biết, tác động lớn

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT PHẦN MỀM THEO LEAN, MỘT NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 -27 )

×