Thiết kế nghiên cứu tình huống

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 74 - 77)

Nghiên cứu tình huống là phương pháp nghiên cứu định tính phổ biến nhất được sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh. Nghiên cứu tình huống cho phép các nhà nghiên cứu khám phá hay kiểm tra lý thuyết, xây dựng lý thuyết từ dữ liệu dạng tình huống (Yin 1994). Nghiên cứu tình huống được định nghĩa là sự quan tâm trong từng trường hợp cụ thể, được sử dụng khi các nhà nghiên cứu dự định sẽ hỗ trợlập luận của mình bằng một phân tích sâu sắc về một người, một nhóm người, một tổ chức hoặc một dự án cụ thể. Phương pháp nghiên cứu tình huống không giới hạn về giá trịthu được, đúng hơn, nó cung cấp một phân tích sâu sắc về một vấn đề cụ thể. Yin (1994) xác định ít nhất sáu loại nghiên cứu tình huống dựa trên một ma trận hai nhân ba (2x3)

Bảng 3-2: Chiến lược lựa chọn tình huống đơn lẻ hoặc đatình huống

(Nguồn: Yin, 1994)

Tình huống đơn lẻ Đa tình huống

Tình huống quan trọng

Dùng để kiểm tra một lý thuyết đã được xây dựng tốt

Nhân bản nghĩa đen

- Tình huống được lựa chọn để dự đoán kết quả tương tự

- Khi các lý thuyết cạnh tranh là hết sức khác nhau

- Từ ba đến bốn tình huống Cực đại và duy nhất

Thiết lập tài liệu và phân tích cho các tình huống hiếm khi xảy ra Tình huống (mới được) phát hiện Quan sát và phân tích của một hiện tượng không thể tiếp cận để nghiên cứu khoa học

Nhân rộng lý thuyết

- Tình huống được lựa chọn để dự đoán kết quả tương phản

- Khi lý thuyết cạnh tranh có sự khác biệt tinh tế hoặc tăng mức độ chắc chắn của kết quả

- Một bộ hai hoặc ba tình huống để theo đuổi hai hoặc ba mô hình lặp lại lý thuyết Tình huống mở màn

Thăm dò. VD: giai đoạn đầu của một nghiên cứu nghiên cứu nhiều tình huống

Dựa trên chiến lược lựa chọn tình huống của Yin, 1994, chúng tôi lựa chọn sử dụng đa tình huống (cụ thể là 4 tình huống) nhằm tìm ra sự tương đồng giữa mô hình lý thuyết đang nghiên cứu khi áp dụng vào thực tế.Các tình huống được lựa chọn phải nhắm vào 3 mục tiêu sau:

- Làm rõ được mục tiêu nghiên cứu

- Các tình huống được chọn phải có hiểu biết về mô hình triển khai Lean, hoặc triển khai phương pháp phát triển linh hoạt cho lĩnh vực sản xuất phần mềm - Có khả năng đưa ra được những nhận xét và cái nhìn sâu sắc trong lĩnh vực

sản xuất phần mềm theo phương pháp Lean

Bốn tình huống được lựa chọn sau nhằm mục tiêu đưa ra những đánh giá về tính khả thi của mô hình triển khai Lean cho các công ty sản xuất phần mềm tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời có thể nhận định những khó khăn và trở ngại khi áp dụng mô hình mới này trong thực tế. Những người tham gia thảo luận tay đôi được lựa chọn từ những phòng ban với vai trò khác nhau để có được quan điểm rộng nhất có thể. Những người tham gia sẽ đến từ bộ phận tư vấn quy trình, quản lý dự án. Bằng cách bao gồm cả hai bên liên quan quan trọng của mô hình (chuyên gia tư vấn triển khai và thành viên thực hiện Lean), phương pháp sản xuất mới thì sẽ dễ dàng hơn để đánh giá sự chấp nhận của mô hình mới.

Tình huống 1: Chuyên viên tư vấn các chương trình chất lượng phần mềm từ tổ chức ECCI

Chuyên gia Đoàn Đức Đề (Phụ lục 1)

Trong bài phân tích chúng tôi sẽ mã hóa những ý kiến của chuyên gia Đề là (CG1) - Có hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghệ thông tin,

chuyên về cải tiến quy trình, quản lý dự án, quản lý an ninh hệ thống thông tin và là một nhà đào tạo, chuyên gia tư vấn quản lý

- Tư vấn/ đánh giá 7 tổ chức, công ty theo hệ thống quản lý chất lượng trên mô hình CMMI và tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 27001

- Thực hiện hơn 50 khóa đào tạo liên quan đến mô hình CMMI, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 27001,an ninh hệ thống thông tin, ISO 22301,quản lý kinh doanh liên tục, ITIL - CNTT Dịch vụ quản lý, ISO 20000 quản lý dịch vụ CNTT, đánh giá viên nội bộ, quản lý dự án, phân tích kinh doanh, đo lường và phân tích,..

- Có kinh nghiệm trong việc triển khai phương pháp Lean cho các doanh nghiệp CNTT

Tình huống 2: Chuyên gia quản lý dự án SXPM

Chuyên gia quản lý dự án Ngô Sơn Dương (Phụ lục 2)

Trong bài phân tích chúng tôi sẽ mã hóa những ý kiến của chuyên gia Dương là (CG2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án phần mềm. - Kinh nghiệm phối hợp với các phòng ban trong công ty như nhân sự, quản lý

nguồn lực, kinh doanh, tài chính để triển khai phương pháp sản xuất linh hoạt (Agile)

- Chứng nhận quản lý dự án theo phương pháp sản xuất linh hoạt SCRUM MASTER 2011

Tình huống 3: Thạc sĩ hệ thống thông tin quản lý

Thạc sĩ Ngô Nguyễn Lộc Nguyên (Phụ lục 3)

Trong bài phân tích chúng tôi sẽ mã hóa những ý kiến của Thạc sĩ Nguyên là (ThS1)

- 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án, quản lý chất lượng và phát triển quy trình cho các công ty phần mềm

- Công trình nghiên cứu: Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu

- Kinh nghiệm làm việc hơn 1,5 năm với vai trò là trưởng nhóm các dự án theo phương pháp linh hoạt

- Từ năm 2013 trở về đây thì công ty đang chuyển đổi sang mô hình KanBan, anh và đội ngũ quản lý có tham gia đào tạo về mô hình này tại Thụy Điển trong vòng 2 tháng.

Tình huống 4: Chuyên gia quản lý dự án SXPM

Chuyên gia quản lý dự án: Trương Đắc Bình (Phụ lục 4)

Trong bài phân tích chúng tôi sẽ mã hóa những ý kiến của chuyên gia Bình là (CG3)

- 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án, quản lý chất lượng và phát triển quy trình cho các công ty phần mềm

- 4 năm kinh nghiệm làm việc tại FPT Software với vai trò là trưởng dự án - 2 năm kinh nghiệm làm việc tại Singapore/Philipines trong các dự án

Agile/Scrum

- Từng tham gia dự án Nothworld System của Mỹ, và công ty Petrolomex trong vòng 2 năm và hiện tại thì làm trưởng dự án và tham gia công tác đào tạo về quy trình Scrum cho công ty Pyramid Consulting VietNam

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 74 - 77)