Giai đoạn 2: triển khai phương phápLean cho dự án thí điểm

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 89 - 91)

Theo ý kiến các chuyên gia, lúc này, công ty đã có được một bộ quy trình mới theo phương pháp Lean và đây là thời điểm tiến hành triển khai nó vào dự án. Các bước trong mô hình của Anvari và cộng sự viết cho sản xuất nên có phần không đúng với SXPM. Đó chính là bước xác định sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại và tương lai. Theo CG1& ThS1 thì bước xác định sơ đồ chuỗi giá trị này đã được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị, tức là bước xác định lãng phí và chuẩn hóa quy trình. Có thể thay thế hoạt động này bằng hoạt động lựa chọn dự án thí điểm.

Tóm gọn lại các hoạt động chính trong bước này là công ty cần lựa chọn lên kế hoạch cho các dự án thí điểm này sau đó triển khai, trong quá trình đó thì cần có sự theo dõi và hỗ trợ của các chuyên gia, nhà tư vấn cũng như của lãnh đạo, sau đó tiến hành đánh giá kết quả của việc thử nghiệm dự án thí điểm, đưa ra các bài học kinh

nghiệm cũng như là bài học đau thương trong quá trình triển khai để có sự điều chỉnh phù hợp.

Theo ThS1 nhận xét bước xây dựng hệ thống kéo nên được đẩy lên trên sau bước kế hoạch và lựa chọn dự án thí điểm vì lí do đối với dự án thí điểm thì sẽ xây dựng hệ thống kéo từ nhu cầu khách hàng, vì vậy sau khi lựa chọn được dự án thí điểm thì cần xây dựng hệ thống kéo, kéo các yêu cầu từ khách hàng sau đó tiến hành ước lượng công việc, sử dụng thẻ Kanban để đưa các yêu cầu này lên một bảng (Kanban board) quản lý, sau đó các thành viên dự án sẽ lên đó kéo các nhiệm vụ (tasks) về thực hiện.

Hình 4-1: Các công việc được thể hiện trong một bảng Kanban

Giai đoạn này, cũng cần chú trọng việc theo dõi và hỗ trợ cho nhóm dự án nếu gặp những khó khăn, vướng mắc, mặc dù đã tiến hành đào tạo trước khi thực hiện dự án thí điểm tuy nhiên khi vào triển khai thì chắc chắn sẽ có những vấn đề nảy sinh. Các nhà quản lý cần dự đoán trước để có thể đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời các vấn đề này. CG1 có đưa ra ví dụ sau: có thể các nhà phát triển sẽ làm theo thói quen trước giờ- tức là làm theo quy trình cũ- là mã hóa rồi chuyển qua cho đội kiểm tra,

có lỗi thì sửa. Đây giống như một thói quen thì rất khó sữa đổi, chính vì vậy cần phải đưa ra các quy định, chế tài cho những trường hợp không tuân theo. Tuy nhiên công ty cũng cần phải có những phần thưởng khuyến khích đội dự án để họ đóng góp vào quá trình cải tiến cũng như là nhận diện, loại bỏ lãng phí, tối ưu hóa. CG2 nhận xét ngành phần mềm là ngành lao động tri thức cao, vì vậy không nên áp chế quá nhiều chế tài như đối với công nhân trong quá trình sản xuất các sản phẩm khác có khi sẽ có tác dụng ngược.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 89 - 91)