Công cụ chính để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính là quan sát, thảo luận giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm (Krueger 1998a, Schotak 2006). Để thu thập được những nhận định về tính khả thi khi áp dụng mô hình triển khai Lean cho các công ty sản xuất phần mềm tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Những dữ liệu bên trong (insight data) của đối tượng nghiên cứu không thể thu thập được qua phỏng vấn thông thường mà phải thông qua kỹ thuật thảo luận có sử dụng dàn bài thảo luận (Discussion guideline) thay cho bản câu hỏi chi tiết (Krueger 1998b).
Đề xuất mô hình phù hợp Thu thập dữ liệu sơ
cấp Câu hỏi nghiên cứu Phân tích tình trạng
hiện tại
Nghiên cứu tài liệu Thu thập dữ liệu thứ cấp Phân tích, so sánh và đưa ra mô hình
Bảng 3-3: Sự khác biệt giữa thảo luận trong NC định tính và NC định lượng Nguồn: Bryman & Bell 2007
NC Định tính NC Định lượng
Ít sử dụng cấu trúc trong khi thảo luận Thường là sử dụng câu hỏi có cấu trúc Đối tượng thảo luận thường sẽ là người
cung cấp nhiều khía cạnh thú vị mang tính khám phá về vấn đề nghiên cứu
Đối tượng thảo luận thường chỉ xác nhận lại thông tin
Kết quả có thể khác biệt hoàn toàn so với dự tính
Không khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình thảo luận
Nhà nghiên cứu mong muốn có nhiều thông tin trong cuộc thảo luận, càng chi tiết càng tốt
Thông tin ngắn gọn và xúc tích
Có thể tiến hành thảo luận hơn một lần đối với cùng một đối tượng
Thường khó có thể thảo luận lại với một đối tượng nào đó
Dàn bài thảo luận có hai phần chính như sau:
- Phần giới thiệu và gạn lọc: nhằm mục đích giới thiệu nội dung thảo luận và gạn lọc đúng đối tượng cần nghiên cứu cũng như tạo nên không khí thân mật ban đầu.
- Phần thảo luận: bao gồm các câu hỏi gợi ý và hướng dẫn quá trình thảo luận để thu thập dữ liệu. Một bảng các câu hỏi gợi ý và hướng dẫn sẽ được thiết kế bên dưới. Phần thảo luận sẽ chú ý đi từ vấn đề tổng quát sau đó dần đi hẹp và sau vào vấn đề cần khám phá.
Phương pháp thảo luận bán cấu trúc, trong đó nhà nghiên cứu tạo ra một bảng các câu hỏi gợi nhớ về chủ đề nghiên cứu nhưng không phải là các câu hỏi dẫn dắt, hướng dẫn đối tượng thảo luận. Thứ tự sử dụng các câu hỏi không nhất thiết phải đúng theo lịch trình hay thứ tự trong mô hình mà có thể linh động để có thể khai thác càng nhiều thông tin sâu rộng về chủ đề càng tốt. Và bảng câu hỏi này sẽ phải được dùng chung cho các đối tượng tham gia thảo luận (Bryman & Bell 2007). Phụ lục 10 (Bảng câu hỏi thảo luận bán cấu trúc)
Đối tượng thảo luận làcác chuyên gia trong lĩnh vực phát triển, sản xuất phần mềm để có thể thu thập thông tin về hệ thống sản xuất hiện tại của công ty, tính khả thi của mô hình chuyển đổi Lean, những yếu tố quan trọng giúp thực hiện Lean thành công trong công ty, những thách thức mà công ty phải đối diện nếu chuyển đổi sang mô hình Lean. Đặc biệt là việc nhận dạng những lãng phí trong quá trình sản xuất và loại bỏ nó cũng sẽ được sắp xếp để trao đổi với những thành viên liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án. Do tính chuyên môn của vấn đề nghiên cứu mà thảo luận tay đôi mới có thể làm rõ và đào sâu được dữ liệu (Nguyễn 2012). Phương pháp chọn mẫu ở đây là chọn mẫu lý thuyết (Theoretical sampling, Strauss & Corbin 1998, trích Nguyễn 2012).
Các ưu, nhược điểm của thảo luận bán cấu trúc
Ưu điểm:
- Cho phép làm rõ các câu hỏi
- Có độ linh hoạt cao, có thể thay đổi câu hỏi/bảng hướng dẫn trong quá trình thảo luận
- Tỷ lệ phản hồi cao hơn so với bộ câu hỏi tự trả lời - Có thể thu thập thông tin theo chiều sâu
Nhược điểm:
- Ghi nhận về các sự kiện có thể ít hoàn chình hơn so với phương pháp quan sát
- Sự có mặt của người phỏng vấn/thảo luận có thể ảnh hưởng tới câu trả lời - Người thảo luận cần có kỹ năng cao trong việc khai thác thông tin và hiểu
biết về vấn đề thảo luận
Tiêu chí của một buổi thảo luận thành công
Để khắc phục các nhược điểm của thảo luận tay đôi, Kvale (1996) đã cung cấp một danh sách 10 tiêu chí để có một buổi phỏng vấn thành công như sau:
- Kiến thức: là hoàn toàn quen với sự tập trung của buổi thảo luận tay đôi, phỏng vấn thí điểm có thể hữu ích ở đây để lựa chọn đối tượng thảo luận
- Cấu trúc: cung cấp cho người tham gia thảo luận mục đích, diễn giải nó, hãy hỏi người được phỏng vấn có vấn đề gì nhạy cạm hay không
- Rõ ràng: hãy hỏi một cách đơn giản, dùng câu hỏi ngắn, dễ hiểu, không nên sử dụng thuật ngữ
- Nhẹ nhàng: hãy để người tham gia thảo luận nói hết ý, kết thúc câu, cho họ thời gian suy nghĩ.
- Nhạy cảm: lắng nghe chăm chú những gì được nói là sự đồng cảm trong việc đối phó với người được thảo luận
- Cởi mở: phản hồi cho người được thảo luận biết điều gì là quan trọng và điều gì là linh hoạt
- Chỉ đạo: hiểu biết những gì muốn tìm hiểu
- Những điểm quan trọng: là chuẩn bị để thử thách với những gì được người tham gia thảo luận nói, ví dụ, đối phó với những điểm chưa thống nhất trong lúc thảo luận
- Ghi nhớ: Liên quan đến những gì được nói điều gì đãđược tính toán nói trước đây
- Sử dụng câu hỏi diễn giải: làm rõ và mở rộng ý nghĩa, mục đích thảo luận/phỏng vấn mà không áp đặt ý nghĩa vào người tham gia thảo luận Bryman & Bell 2007 đã thêm vào danh sách 10 tiêu chí của Kvale 2 tiêu chí như sau:
- Tínhcân bằng: không nói quá nhiều có thể làm cho người được thảo luận/phỏng vấn thụ động và không nóiquáítđể cho người thảo luận cảm giác như họ đang nói về một vấn đề nào khác.
- Tính đạo đức và nhạy cảm: đảm bảo người được thảo luận/phỏng vấn đánh giá, hiểu được mục đích nghiên cứu và câu trả lời của họchỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật.