Mô hình triển khai Lean tổng hợp của Avari và cộng sự 2011

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64 - 70)

Lean là sản xuất với khối lượng vật liệu, thiết bị, lao động và không gian tối thiểu và liên quan đến sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp, các bên liên quan, người lao động, các nhà quản lý. Mục tiêu của một doanh nghiệp thông qua "Lean" là làm cho mỗi quá trình hiệu quả và đạt đến hiệu quả nhất có thể, và để kết nối các quy trình trong một dòng hoặc chuỗi liên tục được tập trung vào việc tối đa hóa giá trị khách hàng.Một lộ trình là cần thiết để cung cấp trình tự để chuyển đổi từ một doanh nghiệp chưa thực hiệnLean để tiến tới sản xuất Lean. Một lộ trình tập trung vào lãnh đạo, con người, kiến thức Lean, mục tiêu và các vấn đề hoạch định chiến lược, nó cung cấp một khuôn khổ tổ chức cho quá trình chuyển đổi doanh nghiệp. Nghiên cứu này là sự tổng hợp, so sánh các phương pháp tiếp cận của 28 quan điểm

khác nhau nhằm mục tiêu xác định ra được một phương pháp tiếp cận và thực hiện Lean tốt nhất. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thấy rằng một lộ trình chuyển đổi Lean là thực sự cần thiết (Avari và cộng sự 2011). Mô hình tổng hợp này gồm 5 giai đoạn thể hiện trong bên dưới

VSM (Hiện tại và tương lai) Triển khai VSM tương

lai

Dòng chảy công việc 5S, Kanban, tự động hóa, loại bỏ lãng phí, thiết kế tế bào Tính ổn định Quy chuẩn, 5S, TPM, jidoka/tự động hóa, poka yoke, Kanban

Tính linh động Nhóm đa chức năng

Hệ thống kéo Nhịp độ, Phân luồng

Xác định VSM

Hiện tại và tương lai cho tất cả SP

Áp dụng chuỗi giá trị

Triển khai Lean cho cả công ty Khuyến khích đối tác và khách hàng triển khai Lean Trả lời các yêu cầu cơ bản về Lean? 1.Vấn đề hiện tại 2.Tác nhân thay đổi & cam kết quản lý

3.Kiến thức Lean

Chuyển giao kiến thức Lean

Giai đoạn hoàn thiện thống

Giai đoạn thí điểm

Điều tra ban đầu Chuẩn bị

Kế hoạch, chiến lược thay đổi

Phân tích nguồn lực, phạm vi và cơ cấu tổ chức

Đào tạo Lean Không Xác định giá trị, mục tiêu, lịch trình, các chỉ số, chỉ tiêu, VSM Đo lường

Cải tiến, rút ra bài học từ Lean Hướng tới sự hoàn hảo Đã trang bị kiến thức Lean? “LPO” Nhân lực Chuyên gia Lean

Giai đoạn 0 - Điều tra ban đầu

Trong giai đoạn đầu tiên, bạn phải đánh giá công ty để tìm câu trả lời cho ba yêu cầu cơ bản cho Lean

- Có bất kỳ khủng hoảng, vấn đề nghiêm trọng nào trong tổ chức (doanh số, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm,..)

- Có một mức độ cam kết của quản lý, có tồn tại tác nhân thay đổi nào không? - Có kiến thức về Lean để áp dụng các công cụ và kỹ thuật, nguyên tắc Lean,

khả năng và nguồn lực (có nghĩa là "nhận thức, kỹ năng và thái độ" giữa nhà quản lý và nhân viên, (Oloruntegbe và Alam 2010)?

Nếu không cónhững điều kiện cần trên thì bạn không thể bắt đầu thực hiện "Lean" Công cụ và kỹ thuật

- Nhận diện lãng phí, xác định các vấn đề hiện tại trong tổ chức - Lãnh đạo

- Chuyên gia

Giai đoạn 1 - Chuẩn bị

Trong giai đoạn này, hoạt động thiết kế và tư duy cho kế hoạch và chiến lược Lean, sử dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard). Sau đó, cần tiến hành điều tra xem xét có kiến thức Leanpromotion office (LPO), nhân viên trong công ty đã có được sự hiểu biết về Lean chưa, đã có những chuyên gia Lean? Nếu có, bạn có thể bắt đầu bước tiếp theo, nếu không, nhân viên sẽ phải tìm hiểu, đào tạo về Lean. Cuối cùng là phân tích toàn bộ hệ thống trên các khía cạnh của cơ cấu tổ chức, nguồn lực, giới hạn và phân định liên quan đến việc xác định giá trị, mục tiêu, chính sách, sản phẩm, thủ tục, số liệu, hệ thống thông tin phản hồi và xác định các nhà quản lý của VSM là rất cần thiết được thực hiện trong giai đoạn này

Công cụ và kỹ thuật: - Thẻ điểm cân bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- VSM: Xác định sơ đồ chuỗi giá trị - Phản hồi

Giai đoạn 2 - Tập trung vào dự án thí điểm

Trong bước đầu tiên của giai đoạn này, một mẫu sản phẩm/dự án được chọn để lập bản đồ chuỗi giá trị cho tình trạng hiện tại và tương lai. Sau đó, bạn có thể, dựa trên VSM tương lai, thực hiện bởi dòng chảy liên tục, ổn định, linh hoạt và kéo.

Các công cụ được đề xuất trong giai đoạn này là chuẩn hóa công việc, 5S, Kanban, Jikoda, Poka Yoke, thiết bị tự động hóa nhằm loại bỏ lãng phí và hệ thống sản xuất linh hoạt hoặc sản xuất tế bào được thử nghiệm nhằm kiểm tra dòng chảy liên tục chuẩn hóa quy trình

Công cụ và kỹ thuật:

- VSM: xác định sơ đồ chuỗi giá trị - Dòng chảy công việc liên tục - Hệ thống “Kéo”

- Học tập liên tục qua từng vòng lặp, từng lần bàn giao nhỏ - JIT (Kanban)

- Tập trung vào khách hàng - Tập trung vào con người

Giai đoạn 3 - Mở rộng cho toàn bộ hệ thống

Sau khi nghiên cứu thí điểm, mô hình có thể được mở rộng đến toàn bộ hệ thống.Trước hết, đưa ra chuỗi giá trị (VSM) hiện tại và tương lai cho tất cả các sản phẩm. Sau đó, Lean được thực hiện theo VSM tương lai.

Các công cụ chính (dòng chảy liên tục, ổn định, linh hoạt và kéo) trong giai đoạn cuối cùng. Cuối cùng, Lean có thể được khuyến khích triển khai đến văn phòng và các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp (như nhà cung cấp và khách hàng)

Công cụ và kỹ thuật: - Phản hồi - Đo lường - VSM

- Dòng chảy công việc - Hệ thống Kéo, Kanban

- Kaizen

Giai đoạn 4 – Tiến tới sự hoàn hảo

Trong giai đoạn cuối cùng, thiết lập ma trận trưởng thành để đo lường hiệu suất bằng công cụ tự đánh giá doanh nghiệp, thu thập và phân tích chỉ số, số liệu có thể được tiến hành. Nhấn mạnh về đo lường, thông tin phản hồi, cải tiến liên tục. Đáng chú ý là "Lean" cần phải được xem như một cuộc hành trình, đó là một cuộc hành trình về tư duy, học tập và thử nghiệm để đạt được sự hoàn hảo, mà không bao giờ kết thúc.

Công cụ và kỹ thuật: - Đo lường - Phản hồi - Cải tiến liên tục - Học tập liên tục

Theo nghiên cứu của Anvari và cộng sự (2011) qua 28 tác giả/mô hình triển khai thực hiện Lean thì các bước trong mô hình của Anvari sau đây có tần số xuất hiện như sau

Tần số xuất hiện cao nhất

Tần số xuất hiện trung bình

Tần số xuất hiện thấp nhất

Triển khai dự án thí điểm (22)

Kế hoạch cho sự thay đổi (18)

VSM (13)

Phân tích hệ thống (12) Đào tạo Lean (12)

Đánh giá thay đổi (7) Sự cần thiết phải thay đổi (10)

Tác nhân thay đổi (8) Xác định mục tiêu (11) Cơ cấu tổ chức (7) Làm việc nhóm (8) Đánh giá mức độ chênh lệch (4) Mở rộng phạm vi áp dụng (6)

Tư duy Lean (3)

Xác định cơ chế phản hồi (5)

Đo lường hiệu suất (4) Lập kế hoạch chiến lược (4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64 - 70)