Giai đoạn 3: Mở rộng cho toàn hệ thống

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 91 - 92)

Theo ý kiến CG1, CG2, ThS1 thì các bước trong giai đoạn nàythì nên có sự điều chỉnh vì đối với SXPM thì sơ đồ chuỗi giá trị sẽ được định nghĩa một lần và tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với từng loại dự án, khác biệt với bên sản xuất các sản phẩm không phải phần mềm là chuỗi giá trị sẽ khác nhau cho từng sản phẩm hoặc từng họ sản phẩm. Có nghĩa là hoạt động xác định chuỗi giá trị và chuẩn hóa quy trình đã được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị, tới giai đoạn này, chỉ còn mở rộng áp dụng cho tất cả hoặc một phần các dự án bên nhánh sản xuất và có thể khuyến khích áp dụng phương pháp Lean cho cả các bộ phận khác như hành chánh, nhân sự, tài chính và khuyến khích khách hàng và đối tác áp dụng Lean.

Bước đầu tiên trong giai đoạn này là tiến hành lên kế hoạch, xác định phạm vi thay đổi. Sau đó sẽ áp dụng những quy trình mới vào phạm vi đó, cần theo dõi và hỗ trợ của chuyên gia cũng như nhà quản lý trong quá trình triển khai. Sau cùng là khuyến khích khách hàng và đối tác tham gia thực hiện Lean. Tuy nhiên, rất khó để khuyến khích việc áp dụng này nếu như việc triển khai trong công ty không mang lại hiệu quả tốt. Trong giai đoạn này, có thể tiến hành công tác chuẩn hóa quy trình cho tất cả các bộ phận liên quan tới SXPM và đào tạo nhận thức cũng như đưa các chuyên gia Lean đào tạo cho các bộ phận đó. Như vậy toàn bộ hệ thống cả sản xuất và hỗ trợ đều thực hiện theo phương pháp Lean nhằm tối ưu hóa sản xuất và loại bỏ lãng phí.

Bước quan trọng nhất trong giai đoạn này đó là khi triển khai toàn hệ thống sẽ nảy sinh nhiều vấn đề như sự phối hợp các chuỗi giá trị của các bộ phận lại với nhau, đưa ra chuỗi giá trị cho mỗi bộ phận thì có thể dễ dàng nhưng khi kết hợp lại để có thể đem lại giá trị tối ưu cho tổ chức là vấn đề không dễ. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ tốt từ chuyên gia cũng như nhà quản lý. Tùy thuộc vào tính chất công việc và giá trị cốt lõi của công ty mà xác định và đưa ra được chuỗi giá trị kết hợp từ nhiều bộ phận. CG4 có nhận xét là việc đo lường và cải tiến liên tục nên được thực hiện xen kẽ trong tất cả các giai đoạn, từ giai đoạn chuẩn bị, tiến hành triển khai dự án thí điểm đã cần có việc đo lường và cải tiến. Anh cho biết việc đo lường nên được thực hiện thường xuyên như một thói quen của các nhà quản lý, đo lường và phân tích giúp ích rất nhiều nếu nhà quản lý biết cách sử dụng những con số và công cụ thống kê. Nếu để đến cuối dự án mới đo lường thì nhiều khi là quá trễ cho việc cải thiện hoặc dữ liệu trở nên quá lớn và cồng kềnh, khó khăn cho việc phân tích.

CG2 và ThS1 thì việc triển khai mở rộng chỉ nên từ 50% đến 70% các dự án toàn công ty vì tùy thuộc vào tính chất dự án, có những dự án sẽ phù hợp với việc phát triển theo mô hình cũ. Các chuyên gia cũng cho rằng việc tồn tại song song nhiều phương pháp SXPM trong một công ty SXPM là điều dễ dàng được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 91 - 92)