Chiến lược nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 73 - 74)

Phương pháp nghiên cứu định tính là một công cụ được dùng để hiểu biết và mô tả hành vi của con người và lý do chi phối hành vi đó. Nó trả lời cho các câu hỏi như thế How (thế nào) và Why (tại sao) mà không đơn giản là what (cái gì), where (ở đâu), when (khi nào). Phương pháp nghiên cứu định tính có các loại chính sau: Bảng 3-1: Các phương pháp nghiên cứu định tính (Myers, M.2000)

Tình huống (Case study) Nỗ lực đưa ra ánh sáng một hiện tượng bằng cách học hỏi một tình huống đơn là một ví dụ của hiện tượng. Tình huống cũng có thể là một cá nhân riêng lẻ, một sự kiện, một nhóm, hoặc một tổ chức Lý thuyết nền tảng(Grounded

theory)

Lý thuyết được phát triển từ sự tham gia của các nhà quan sát.

Hiện tượng học (Phenomenology)

Mô tả cấu trúc các kinh nghiệm khi họ đối diện với ý thức của chính mình mà không có lý thuyết, sự suy luận hoặc giả định từ các quy luật khác. Phong tục học (Ethography) Tập trung vào các vấn đề xã hội học nghĩa là tập

trung quan sát các hiện tượng xã hội. Tiêu biểu là phong tục học tập trung vào giao tiếp.

Lịch sử (Historical) Đánh giá một chuỗi các sự kiện có thể giúp giải thích được các vấn đề hiện tại và các sự kiện trong tương lai.

Tiếp cận định tính là cách tiếp cận đúng đối với nghiên cứu này vì đây là một nghiên cứu trong đó chúng tôi đưa ra các nhận định tri thức chủ yếu dựa vào các quan điểm xây dựng, nghĩa là các ý nghĩa từ kinh nghiệm của nhiều cá nhân, tác giả khác nhau với dự định tìm hiểu và triển khai một phương thức sản xuất mới cho ngành công nghiệp phần mềm. Nghiên cứu định tính giúp xây dựng và kiểm tra ban đầu tính phù hợp của mô hình triển khai Lean trong ngành công nghiệp phần mềm

tại thành phố Hồ Chí Minh mà các nghiên cứu hiện tại của các tác giả chưa cho phép.Chúng tôi sẽ sử dụng thiết kế nghiên cứu tình huống cho nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 73 - 74)