Khó khăn và thử thách khi triển khai phương phápLean

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 97 - 101)

Theo ý kiến các chuyên gia khi một công ty SXPM tiến hành chuyển đổi mô hình sản xuất sang phương pháp Lean thì sẽ gặp những khó khăn và thử thách sau

Khó khăn về thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen

Thay đổi về mặt nhận thức, cách làm việc, quy trình làm việc mới là một điều khó khăn mà cả bốn chuyên gia đều đề cập đến (CG1,CG2,ThS1 và CG4)

- CG1 nhấn mạnh tính quan trọng của việc thay đổi nhận thức về sự lãng phí. “Ví dụ như các bạn nói Lean là sẽ loại bỏ lãng phí, tối ưu hóa công sức và chi phí, tuy nhiên rất khó để xác định cái gì là lãng phí, hoạt động nào là lãng phí”. Ví dụ như các nhà phát triển nói rằng mã hóa thêm tính năng A,B nào đó, có thể sau này sẽ dùng. Thế là họ đi phát triển thêm một vài tính năng mà họ cho là cần thiết, tuy nhiên khách hàng không yêu cầu tính năng này và đó là lãng phí, tuy nhiên nếu công ty hoặc nhà quản lý dự án yêu cầu bắt buộc rằng không được phát triển tính năng đó một cách khiêng cưỡng, họ sẽ vẫn làm theo quy định công ty, tuy nhiên họ sẽ cảm thấy áp đặt. Vì vậy việc đào tạo nên kết hợp với những buổi Workshop để nhân viên công ty có thể hiểu rõ và nhận thức rõ được bản chất của Lean và lợi ích của phương pháp này. - CG2 cho rằng đào tạo nhận thức rất là khó, ví dụ khi xưa, các nhà phát

triểnsau khi mã hóasẽ chuyển các đoạn mã quaQC kiểm tra, có lỗi thì sửa. Nhưng nếu công ty áp dụng phưong pháp Lean, có thể trong quy trình nhằm đảm bảo Zero bug (không lỗi) sẽ phải thêm 1,2 bước là nhà phát triển sẽ phải thực hiện Unit test (Kiểm tra đơn vị là kiểm tra tại máy của Dev trước khi chuyển qua cho tester) trước khi chuyển qua cho QC thì họ sẽ cảm thấy rất phiền phức, rắc rối và việc thay đổi theo thói quen mới là rất khó.

- Theo ThS1thì “Thay đổi nhận thức của các nhà quản lý về phương pháp Lean là rất khó vì vậy các nhà quản lý cần học hỏi trực tiếp từ các công ty đã áp dụng Lean thành công trên thế giới như bài học kinh nghiệm từ công ty Yellow Pepper”.“Một điểm quan trọng nữa là tư duy về Lean cho các cấp quản lý, lãnh đạo cần kiên quyết áp dụng Lean vì thường khi mới bắt đầu áp dụng sẽ gặp phải những khó khăn cũng như thiếu sót. Nếu không kiên trì, các cấp lãnh đạo sẽ quay lại với cách làm cũ.”

- Theo ý kiến của CG4 thì việc học hỏi của các nhà phát triển (Developer) thì khá là thụ động vì họ là những người làm bên kỹ thuật, phải chọn phương pháp đào tạo phù hợp thì mới mang lại hiệu quả tốt. Anh đề nghị đó là On-

Job-Training, tức là đào tạo trong thời gian ngắn, chia làm nhiều lần và đưa vào làm việc ngay cùng với sự hỗ trợ, theo dõi từ nhà quản lý.

Thiếu sự tham gia của khách hàng

Các chuyên gia CG2, CG4 và ThS1 cùng có nhận định rằng khách hàng là nhân tố rất quan trọng để thực hiện Lean thành công trong tổ chức, cần sự hợp tác rất chặt chẽ từ phía khách hàng. Nếu khách hàng không hợp tác để triển khai thì việc triển khai Lean chỉ đạt được hiệu quả một nữa. “Khách hàng không đồng ý thì chúng ta sẽ vẫn chỉ thực hiện Lean trong nội bộ tổ chức và đối với phía khách hàng thì chúng ta vẫn thực hiện theo phương pháp cũ, triển khai như vậy gặp rất nhiều khó khăn vì song song 2 phương pháp trong cùng một dự án.”

Thiếu sự hỗ trợ và cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý trong công ty

Sự cam kết về mặt nhân lực, tài chính, sự động viên kịp thời, các chính sách hỗ trợtrong suốt quá trình triển khai Lean là rất cần thiết vì vậy nếu thiếu sự hỗ trợ và cam kết này cũng là một khó khăn của việc triển khai Lean. Vai trò của nhà lãnh đạo, các cấp quản lý đóng vai trò ảnh hưởng lớn đến cả quá trình bởi vì chuyển đổi quy trình sản xuất và áp dụng Lean là sự thay đổi lớn. Sự cam kết hỗ trợ từ ban lãnh đạo đóng vai trò chủ chốt để thành công của tiến trình triển khai.

Tuy nhiên để có được sự hỗ trợ này, nhóm triển khai phải có kế hoạch chi tiết về nguồn lực cần cho dự án triển khai, áp dụng SMART vào các mục tiêu giai đoạn của dự án để trình bày với ban quản lý về nguồn lực cần để hỗ trợ mục tiêu triển khai đã xác định trong khoản thời gian đã lên trước. Sự điều chỉnh là sẽ có, nên áp dụng Plan – Do – Check – Act để báo cáo và cập nhật để kịp thời nhận được sự hỗ trợ từ các cấp quản lý.

Thiếu sự hỗ trợ của chuyên gia

Theo ý kiến CG1 thì “Tại sao chúng ta lại phải bỏ nhiều thời gian và chi phí để sữa sai những lỗi mà ai cũng đã từng mắc phải khi triển khai sản xuất theo Lean”. Nếu công ty sử dụng triệt để ý kiến tư vấn của các chuyên gia, sẽ giúp công ty tránh được sai lỗi phổ biến và cơ bản trong quá trình triển khai. Các nhà tư vấn sẽ cung cấp một danh sách các lỗi thường mắc phải để giảm lãng phí và công sức khi công

ty triển khai SX theo phương pháp Lean. Tuy nhiên, công ty cũng phải có thái độ chấp nhận lỗi và rút ra bài học kinh nghiệm, những sai sót nên được chào đón như một bài học kinh nghiệm từ đó có những cải tiến và thay đổi trong quy trình cho phù hợp hơn.

Theo ý kiến CG4 thì các chuyên gia về Lean hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều, sẽ có sự khó khăn về mặt lực lượng chuyên gia hỗ trợ nếu thực sự muốn triển khai phương pháp Lean trong phát triển phần mềm.

Thiếu sự đầu tư về cơ sở hạ tầng

Các công ty phần mềm Việt Nam hiện nay chưa có sự đầu tư đúng mức về cơ sở hạ tầng như đường truyền yếu, cấu hình máy chưa đủ mạnh, chưa có sự đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng những phần mềm hữu ích hỗ trợ cho việc quản lý và SXPM như Kanban board, Scrum band, ..

CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo Lean, một nghiên cứu tình huống tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 97 - 101)