0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Cácnguyên tắc Lean

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT PHẦN MỀM THEO LEAN, MỘT NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 34 -41 )

Một vòng đời phát triển phần mềm hoặc một quá trình quản lý dự án có thể được cho là "Lean" nếu nó được liên kết với các giá trị của sản xuất phần mềm Lean và các nguyên tắc của phát triển phần mềm hướng Lean. Vì vậy, công ty muốn thực hiện Lean trong sản xuất phần mềm phải thiết kế quá trình phát triển phần mềm riêng của mình bằng cách tìm hiểu các nguyên tắc Lean và áp dụng các giá trị cốt lõi của Lean.

2.5.2.1 Các nguyên tắc Lean trong sản xuất (Không phải SXPM)

Taiichi Ohno (1988) đã đưa ra 12 nguyên tắc trong đó

Loại bỏ lãng phí (O1) là nguyên tắc đầu tiên trong hệ thống sản xuất Toyota, ông cũng xác định 7 loại lãng phí trong sản xuất.Nguyên tắc thứ hai là xây dựng chất lượng từ gốc (O2) hay làm đúng ngay từ đầu để giảm thiểu khuyết tật và chi phí sửa lỗi. Để đảm bảo được các sản phẩm chất lượng, Ohno cũng đề xuất sử dụng máy móc tự động hóa (O3) trong sản xuất.Máy móc tự động hóa có thể làm giảm việc sản xuất thừa và mặc khác nó tối thiểu sản phẩm lỗi.Một nguyên tắc khác mà Ohno đề xuất là giảm nhịp độ sản xuất (O4-slow growth production), ông không chủ trương sản xuất hàng loạt (mass production) vì nó đem lại nhiều sự lãng phí. Dòng chảy quá trình (O5) là một nguyên tắc mà JIT được sử dụng để thiết lập nguyên tắc này.Ngoài ra tối thiểu hóa chi phí (O6) sản xuất cũng là một nguyên tắc trong đó nhấn mạnh giá trị sản phẩm đem lại cho khách hàng, khuyến khích từ bỏ cách tính toán lợi nhuận truyền thống (Giá bán = Lợi nhuận + Chi phí thực tế). Nguyên tắc tiếp theo là trao quyền cho nhóm (O7) vàphát triển nhóm đa kỹ năng (O8) để nâng cao hiệu quả sản xuất.Nguyên tắc 9 là cân bằng mức độ sản xuất (Production leveling) (O9), chuẩn hóa công việc, quy trình(O10), nhận diện nguồn gốc vấn đề (O11) nhằm đưa ra giải pháp có thể giải quyết triệt để vấn đề và xây dựng hệ thống “Kéo” (O12) sản phảm từ khách hàng chứ không phải đẩy sản phẩm cho khách

hàng. Chỉ làm những gì khách hàng mong muốn và những gì đem lại giá trị cho khách hàng.

Các nguyên tắc Lean của Womack &Jones (2003)

Womack and Jones (2003) đưa ra 5 nguyên tắc Lean như sau

Hình 2-7: Các nguyên tắc Lean của Womack and Jones 2003

Hiểu được giá trị mà khách hàng mong muốn (WJ1-Understand Customer Value) Chỉ có những gì khách hàng cảm nhận là giá trị quan trọng thì mới quan trọng đối với sự phát triển sản phẩm.

Phân tích chuỗi giá trị (WJ2) Một khi giá trị cần thiết để cung cấp cho khách hàng đã được xác định, bạn cần phải phân tích tất cả các bước trong quy trình kinh doanh của bạn để xác định những nhân tố thực sự giá trị. Nếu một hành động không gia tăng giá trị, bạn nên xem xét đổi hoặc loại bỏ nó từ quá trình này. Tạo dòng chảy công việc liên tục (WJ3) thay vì di chuyển các sản phẩm từ một trung tâm làm việc đến trung tâm tiếp theo với số lượng lớn, quy trình sản xuất nên tạo dòng chảy liên tục từ nguyên liệu đến thành phẩm trong các tế bào sản xuất chuyên dụng.

Xây dựng hệ thống kéo (WJ4) thay vì sản xuất và tồn trữ hàng tồn kho, công ty nên thiết lập hệ thống kéo từ nhu cầu khách hàng tới thành phẩm. Công việc tiếp sau sẽ không được thực hiện trừ khi cóyêu cầu từ bước kế tiếp nó.

Sự hoàn hảo

Hệ thống kéo

Dòng chảy công việc

Phân tích chuỗi giá trị

Hoàn thiện (WJ5) Khi loại bỏ lãng phí từ các quá trình và sản phẩm được sản xuất từ dòng chảy liên tục theo nhu cầu từ khách hàng, bạn sẽ nhận ra rằng không có sự kết thúc trong việc cố gắng giảm thời gian, chi phí, không gian, những khuyết tật và công sức.

Liker & Morgan, 2006 đưa ra 13 nguyên tắc chia thành 3 nhóm là con người, quy trình và công cụ như sau. Bằng cách sử dụng các nguyên tắc và thực hành, ông mô tả giá trị cốt lõi và bản chất của sản xuất tinh gọn trong một mô hình được gọi là hệ thống sản xuất sản phẩm tinh gọn (Lean Product Development System: LPDS). Mô hình LPDS có ba nhóm (1) quá trình, (2) những người lao động có tay nghề cao và (3) các công cụ và công nghệ. Chúng được mô tả bằng 13 nguyên tắc bên dưới Bảng 2-8: Các Nguyên tắc Lean của Liker & Morgan 2006

Nhóm Nội dung chính

Quy trình

LM1. Thiết lập giá trị khách hàng để phân biệt những hoạt động mang lại giá trị gia tăng và loại bỏ lãng phí

LM2. Trước khi vào quá trình phát triển sản phẩm cần phải có không gian thiết kế tối đa để khám phá triệt để các giải pháp thay thế

LM3. Tạo ra một dòng chảy quá trình phát triển sản phẩm LM4. Sử dụng nghiêm ngặt tiêu hệ thống tiêu chuẩn để giảm biến thể, tạo sự linh hoạt và dự đoán kết quả

Lao động có tay nghề cao

LM5. Phát triển một hệ thống kỹ sư trưởng phát triển để tích hợp từ đầu đến cuối

LM6. Tổ chức để cân bằng chức năng chuyên môn và tích hợp chức năng chéo

LM7. Phát triển kỹ thuật và năng lực trong tất cả kỹ sư

LM8. Tích hợp đầy đủ các nhà cung cấp vào hệ thống phát triển sản phẩm

LM9. Xây dựng môi trường học tập và cải tiến liên tục LM10. Xây dựng một nền văn hóa không ngừng cải thiện

Công cụ và kỹ thuật

LM11. Công nghệ phải thích ứng cho phù hợp với con người và quy trình của bạn

LM12. Sắp xếp tổ chức của bạn một cách đơn giản, truyền thông trực quan

LM13. Sử dụng công cụ tiêu chuẩn hóa

2.5.2.2 Các nguyên tắc Lean áp dụng trong SXPM

Các nguyên tắc cơ bản thật sự không thay đổi theo thời gian hay không gian, trong khi những công cụ và thực hành thì tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Những công cụ và thực hành nên được phân biệt như bạn chuyển từ một môi trường sang môi trường khác và họ cũng thay đổi như một tình huống phát triển (Mary & Tom Poppendieck, 2003).

Ahlstrom và Karlsson (1996, 1998) đã mô tả 8 nguyên tắc Lean cho phát triển sản phẩm phần mềm.

- (A1) Loại bỏ lãng phí là nguyên tắc đầu tiên của Lean: lãng phí là một cái gì đó không mang lại giá trị cho khách hàng

- (A2) Cải tiến liên tục là cải thiện hệ thống sản xuất dần dần, nơi hoàn hảo là mục tiêu duy nhất.

- (A3) Không khuyết tật (không lỗi) để đạt được chất lượng cao, cần có sự tập trung của tất cả các bộ phận và làm đúng từ khi bắt đầu sản xuất.

- (A4) Lịch trình kéo: một nguyên tắc khác là lập lịch trình kéo mà sản phẩm được thông qua một hệ thống kéo (đơn đặt hàng, yêu cầu).

- (A5) Phát triển nhóm đa chức năng. Nhóm đa chức năng dùng để chỉ những đội hoặc một nhóm người lao động có thể hoạt động nhiệm vụ khác nhau. Thống kê cho thấy một nhóm đa chức năng có thể thực hiện tốt hơn nhiều so với bất kỳ tổ chức công việc truyền thống.

- (A6) Trao quyền cho nhóm, phân cấp trách nhiệm là nguyên tắc mà không có đội ngũ giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát. Nó cũng giúp làm giảm mức độ phân cấp trong tổ chức.

- (A7) Xây dựng đội ngũ lãnh đạo đảm nhiệm tất cả các vai trò giám sát như tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ,..cho nhóm đa chức năng.

- (A8) Hệ thống thông tin theo chiều dọc đề cập đến luồng thông tin trực tiếp đến người ra quyết định có liên quan. Nó giúp thông tin phản hồi nhanh và hành động khắc phục ngay lập tức

Poppendieck& Poppendieck (2003) đã đề xuất bảy nguyên tắc Lean trong sản xuất phần mềm như sau

- (P1) Loại bỏ lãng phí, loại bỏ tất cả các tính năng không đem lại giá trị cho khách hàng.

- (P2) Đề cao việc học tập liên tục (Amplify learning) Sau mỗi vòng phát triển lặp có rất nhiều bài học được rút ra và đừng bao giờ kì vọng một sản phẩm hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên bàn giao.

- (P3) Hoãn cam kết tức là quyết định muộn thì tốt hơn là quyết định sớm nhưng mang lại nhiều sai sót, quyết định muộn nhưng có đầy đủ thông tin và dữ liệu cần thiết cho quyết định đó.

- (P4) Cung cấp sản phẩm càng nhanh càng tốt để nhanh chóng nhận được phản hồi của khách hàng cho biết “what they need now” (khách hàng cần gì) và thay đổi cho phù hợp

- (P5) Trao quyền cho các nhóm phát triển (dự án), cho họ khả năng ra quyết định trong phạm vi công việc

- (P6) Xây dựng tính toàn vẹn tức là bàn giao cho khách hàng sản phẩm mà họ cần

- (P7)Xem xét toàn bộ, các chuyên gia cần xem xét tổng thể và nâng cao hiệu suất cho toàn hệ thống

Poppendieck và Cusumano (2012) gần đây đã mô tả 7 nguyên tắc Lean sửa đổi của họ năm 2003 cho SXPM dựa trên kinh nghiệm triển khai. Tác giả gợi ý Lean như một tập hợp các nguyên tắc chứ không phải là một tập các thực hành (best practice). Sau đó áp dụng nguyên tắc Lean trong phát triển phần mềm có ý nghĩa hơn và tăng chất lượng sản phẩm. Các nguyên tắc đó là

- (PC1) Tối ưu hóa toàn bộ: là để xác định nhu cầu của khách hàng và những gì sẽ có giá trị với họ

- (PC2) Loại bỏ lãng phí: xác định các tính năng không cần thiết, các chức năng đang phát triển dở dang, giảm thời gian chờ, sửa lỗi,..

- (PC3) Xây dựng chất lượng từ đầu - (PC4) Học hỏi liên tục

- (PC5) Bàn giao sản phẩm sớm để nhận được phản hồi sớm nhất có thể từ khách hàng

- (PC6) Sự tham gia của tất cả mọi người

- (PC7) Cải tiến liên tục để tốt lên từng ngày, không có sự kết thúc của tốt nhất vì vậy tổ chức và cá nhân phải liên tục cải thiện mình

Middleton và cộng sự (2005) Lean là một phương pháp kết hợp mà nó tập trung vào tất cả các đặc điểm của tổ chức đặc biệt về phát triển con người. Cácnguyên tắc được tuân thủ trong môi trường SXPM đó là thiết lập dòng chảy công việc liên tục (MA1) bằng cách ước lượng số lượng công việc và làm cho quá trình suông sẻ. Nguyên tắc thứ hai là phải xác định giá trị khách hàng mong muốn (MA2) sau đó tiến hành thiết kế ma trận cấu trúc (MA3), phân bổ nhịp độ hoặc Takt time (MA4) sao cho công việc không bị ùn tắc. Nguyên tắc thứ 5 là liên kết các quy trình (MA5) lại với nhau cho chặc chẽ, chuẩn hóa quy trình, thủ tục (MA6) để loại bỏ các quy trình không cần thiết và giảm thiểu sai sót. Xây dựng văn hóa dừng lại và sửa chữa các vấn đề ngay lập tức làm tăng độ tin cậy của khách hàng. Loại bỏ chi phí làm lại (Eliminate rework MA7). Cân bằng công việc (MA8), Công bố kết quả (MA9). Ra quyết định dựa trên dữ liệu (MA10) và nguyên tắc cuối cùng là hạn chế công việc tồn đọng, dở dang (MA11). Mức sản phẩm dở dang: được đề cập rằng các yêu cầu, thiết kế và mã hóa (code) nên được giữ càng thấp càng tốt, chỉ cung cấp khi cần thiết

Joey Cho trong một nghiên cứu của mình năm 2010 cũng đưa ra bảy nguyên tắc

Bảng 2-9: Các nguyên tắc sản xuất Lean trong sản xuất phần mềm

(Nguồn: Joey Cho, 2010)

STT Nguyên tắc Nội dung chính

1 Loại bỏ lãng phí

Loại bỏ các hoạt động không mang lại giá trị cho sản phẩm cuối cùng

Tránh chi phí cho việc tạo nhiều tài liệu, mô hình và chương trình

Đưa ra những hướng dẫn và quy định giúp tăng hiệu quả (giảm lãng phí)

2 Khuếch đại việc học tập

Tạo ra sản phẩm thông qua những vòng lặp và gia tăng giá trị cho sản phẩm qua từng vòng lặp

Thu thập thông tin phản hổi qua từng vòng lặp và điều chỉnh cho vòng lặp tiếp theo

3 Quyết định càng muộn càng tốt

Bất kỳ quá trình nào cũng sẽ cung cấp một khả năng thay đổi khác bằng cách trì hoãn quyết định càng muộn càng tốt

4 Cung cấpsản phẩm càng nhanh càng tốt

Cung cấp những sản phẩm nhỏ nhưng làm việc được và càng nhanh càng tốt

Cung cấp thường xuyên các phiên bản làm việc của một sản phẩm cuối cùng là một chìa khóa để phát triển nhanh chóng

Giao hàng sớm và thường xuyên của các tính năng phần mềm nhỏlàm tăng khả năng thành công

5 Trao quyền cho cácnhóm phát triển

Nhóm chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của dự án

Nhóm phải làtự chủtrongtổ chức vàquản lý dự án

6 Xây dựngsự toàn vẹn Một hệ thống hoạt động trơn tru và chặt chẽ

7 Xem xét toàn bộ

Các chuyên gia sẽ có thể nhìn thấy toàn bộ hệ thống

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT PHẦN MỀM THEO LEAN, MỘT NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 34 -41 )

×