Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động của NHTM:

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 99)

(VPBANK) 3.1 Định hướng phát triển của VPBank

3.3.1.1.Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động của NHTM:

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, hệ thống pháp luật đã từng bước được hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế. Và sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các luật cũng như các văn bản dưới luật cũng bắt đầu bộc lộ một số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và các NHTM, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Do đó cần được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn trong thời kỳ mới, cụ thể:

Hiện tại một số quy định của Luật Các TCTD còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế như các quy định về an toàn vốn, dịch vụ NHTM được phép cung cấp… Do vậy, việc ban hành Luật Các TCTD mới với mục tiêu thể chế hóa các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế vào trong Luật, phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống TCTD hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, cũng như cho việc giám sát an toàn trong hoạt động của các TCTD.

Trong Luật các TCTD sửa đổi, cần trao quyền cho tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động NHTM, không phụ thuộc vào quy định của Bộ luật dân sự vì bản chất hoạt động kinh doanh NHTM của tổ chức tín dụng khác về bản chất với hoạt động cho vay trong quan hệ dân sự thông thường.

Hoàn thiện và tin học hoá việc đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt là đăng ký giao dịch bảo đảm là nhà đất và tài sản gắn liền với đất: hiện nay, theo quy định thì đăng ký giao dịch bảo đảm là nhà đất được tiếp nhận và xử lý trong ngày nhưng riêng Hà Nội thì được giải quyết trong 05 ngày làm việc liên tục. Do vậy, dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân cho doanh nghiệp. Và khi đăng ký giao dịch, chủ sở hữu phải mang giấy tờ đến cơ quan đăng ký (Văn phòng đăng ký của Sở hoặc Phòng tài nguyên), điều này làm mất thời gian của khách hàng và của NHTM. Vì vậy, sự tin học hoá trong công tác đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ thuận lợi hơn cho

NHTM và doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

Hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến việc xử lý và phát mại tài sản: Khi khách hàng không có thiện chí phối hợp xử lý TSBĐ thì các TCTD phải khởi kiện ra toà, sau đó chuyển hồ sơ tài sản sang Trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở tư pháp để xử lý, mà những khâu này rất chậm dẫn đến việc thu hồi nợ từ bán tài sản bảo đảm mất rất nhiều thời gian cho NHTM ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của NHTM.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 99)