(VPBANK) 3.1 Định hướng phát triển của VPBank
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức Khối Quản trị rủi ro
quan hệ điều hành, quản lý trực tiếp, phối hợp kiểm tra, giám sát giữa các bộ phận, phòng ban của Ngân hàng.
Hoàn thiện mô hình tổ chức Quản trị rủi ro là một giải pháp hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong thực tế, mô hình tổ chức Quản trị rủi ro tối ưu đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực, thời gian lớn nên sự hoàn thiện này phải được thực hiện theo một lộ trình. Một mô hình hiệu quả phải thể hiện được rủi ro được kiểm soát; Góp phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; tối ưu hoá quản lý.
Với mục tiêu hoàn thiện mô hình tổ chức, triển khai công tác quản trị rủi ro toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, tiệm cận với thông lệ quốc tế và theo tiêu chuẩn Basel II, theo chương trình tư vấn của MK, bộ máy Quản trị rủi ro cần phân tách và chuyên biệt hóa, không lồng ghép chung với các hoạt động thương mại có rủi ro khác; Đơn vị/bộ phận quản lý rủi ro phải độc lập với đơn vị chấp nhận rủi ro. Theo đó, VPBank cần tách biệt rõ ràng hoạt động của Khối Thẩm định và Khối Quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Quản trị rủi ro cần bao quát tất cả các loại rủi ro của các lĩnh vực hoạt động (Rủi ro quốc gia; RRTD; Rủi ro hoạt động; Rủi ro thị trường).
Mô hình nên được xây dựng dựa theo những nguyên tắc sau:
- Đơn vị/bộ phận quản lý rủi ro phải độc lập với đơn vị chấp nhận rủi ro.
- Bao quát được tất cả các loại rủi ro của các lĩnh vực hoạt động.
- QTRR gắn với trách nhiệm của cơ cấu các Hội đồng QLRR được Ban điều hành uỷ quyền quản lý và kiểm soát chung các loại rủi ro.
Điều kiện cần thiết để xây dựng được mô hình tối ưu:
- Có sự phân chia rõ ràng về vai trò trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Có đủ nguồn nhân lực được trang bị các kỹ năng và trình độ chuyên môn phù hợp với chất lượng và tính phức tạp của công việc.
kịp thời thông tin nhằm hỗ trợ toàn bộ quá trình quản lý và kiểm soát rủi ro.
Bên cạnh việc hoàn thiện mô hình tổ chức Khối, một trong những yêu cầu đặt ra trong hoạt động của Khối là định kỳ xem xét lại các chiến lược và chính sách RRTD; nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động Ngân hàng; xây dựng văn hóa kiểm soát rủi ro xuyên suốt quá trình tiếp thị, thẩm định, xét duyệt cho vay; giải ngân và công tác kiểm soát sau