Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 91 - 92)

(VPBANK) 3.1 Định hướng phát triển của VPBank

3.2.4. Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định và phân tích tín dụng

RRTD bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng khơng cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Q trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải quyết các địi hỏi này cần thực hiện:

- Phân tích định lượng, lượng hóa rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích mơi trường vĩ mơ, vi mơ, mơi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với NHTM....) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của Ngân hàng. Trong phân tích định lượng, ứng dụng và hồn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam. Thông qua việc sử dụng các mơ hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng.

- Cần xây dựng cẩm nang thẩm định tín dụng trong đó có các hướng dẫn cụ thể cách thức thẩm định từng đối tượng khách hàng: cá nhân vay tiêu dùng, cá nhân vay kinh doanh, doanh nghiệp vay vốn lưu động, doanh nghiệp vay vốn để đầu tư tài sản cố định, tài trợ dự án đầu tư, phát hành bảo lãnh cho doanh nghiệp, tài trợ

xuất nhập khẩu,.... Dựa vào cẩm nang này, cán bộ tín dụng biết cách thu thập đầy đủ hồ sơ từ phía khách hàng, cách khai thác thơng tin từ nhiều nguồn (từ bạn hàng; đối thủ cạnh tranh; các cơ quan quản lý; các NHTM thông qua mối quan hệ và qua CIC; khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ....) để đánh giá khách hàng được chính xác, khách quan.

- Quá trình thẩm định và phê duyệt cho vay phải tuân thủ nguyên tắc: Ưu tiên những khách hàng đã có lịch sử quan hệ tín dụng tốt với VPBank, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ được áp dụng lãi suất thấp, tỷ lệ cho vay dựa trên tài sản bảo đảm cao, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án thấp. Ngược lại khách hàng mới, mức độ xếp hạng tín dụng khơng cao cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có vào trong phương án, lựa chọn những tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao, tỷ lệ cho vay dựa trên tài sản bảo đảm thấp để nâng cao trách nhiệm của khách hàng sử dụng vốn vay, hạn chế tổn thất cho VPBank khi rủi ro xảy ra.

- Bên cạnh đó, VPBank cần xây dựng đội ngũ chuyên gia phê duyệt được tuyển dụng và chọn lọc kỹ từ những cán bộ, nhân viên có trình độ, đã có nhiều năm kinh nghiệm làm tín dụng tại các NHTM, được đánh giá xuất sắc trong quá trình làm việc để đưa ra được quyết định cho vay chính xác.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w