Đối với hầu hết các NHTM, hoạt động tín dụng chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của NHTM. Chính vì điều này, nếu RRTD xảy ra và không được kiểm soát sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối NHTM.
- RRTD xảy ra sẽ làm giảm thu nhập và lợi nhuận của NHTM:
+ Do không thu hồi được nợ (gốc và/hoặc lãi) làm vốn bị ứ đọng, tăng khả năng mất vốn, làm giảm vòng quay vốn của NHTM, làm mất đi các cơ hội kinh doanh khác của NHTM từ đó giảm thu nhập.
+ Các khoản nợ quá hạn không được thu hồi trong khi NHTM vẫn phải trả lãi cho nguồn vốn huy động, bên cạnh đó NHTM còn phải trả thêm một khoản chi phí để quản lý, giám sát và thu nợ, phải trích dự phòng để xử lý nợ. Kết quả là lợi nhuận NHTM bị giảm sút
- RRTD xảy ra nhiều sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của NHTM. NHTM sẽ gặp khó khăn trong việc cân đối dòng tiền ra (trả lãi, gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới ...) và dòng tiền vào (tiền gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay,...) tại các thời điểm trong tương lai. NHTM vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm nhưng lại không thu hồi được tiền vốn từ các hợp đồng cho vay. Sự mất cân đối này sẽ làm giảm khả năng thanh khoản và gia tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản đối với NHTM
- Một NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao sẽ làm giảm uy tín, giảm năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của NHTM. Định kỳ hàng năm, Ngân hàng nhà nước vẫn thực hiện đánh giá và xếp loại các NHTM dựa trên các tiêu chí khác nhau, trong đó tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn cao là một trong những tiêu chí xếp loại. Việc đánh giá xếp loại này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, một NHTM được xếp loại thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động khác của NHTM như: hoạt động huy động vốn, hoạt động đồng tài trợ, cung cấp các dịch vụ khác, ...
- RRTD ở mức quá cao, không kiểm soát được thể hiện tỷ lệ nợ gốc và lãi đã cho vay không thu hồi được quá lớn, NHTM bị lỗ và mất vốn dẫn đến phá sản 1.2.5.2. Đối với nền kinh tế
RRTD không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà phạm vi ảnh hưởng của nó còn lan rộng cả nền kinh tế, cụ thể:
- Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của NHTM là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào NHTM. Bởi vậy, khi RRTD xảy ra thì không những NHTM chịu thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một NHTM gặp phải RRTD hay bị phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế như vậy nên một NHTM bị phá sản sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn....
- Tình trạng tài chính xấu của một NHTM còn tạo ra sự nghi ngờ của những người gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống NHTM, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của NHTM khác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính. Những thất bại này sẽ làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống NHTM - tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó trên trường quốc tế.